Bật mí những cách làm giảm căng thẳng trong công việc

Không nên để căng thẳng trong công việc bám lấy cuộc sống của bạn.

Bị hồi hộp, căng thẳng, tim đập nhanh ở nơi đông người là làm sao?

Dấu hiệu căng thẳng thần kinh và hướng cải thiện an toàn

7 loại trà giúp bạn xoa dịu căng thẳng tự nhiên

Ăn gì để giảm căng thẳng?

Căng thẳng (stress) là chuyện bình thường trong công việc, nhất là khi bạn đang phải chạy deadline hoặc đối mặt với nhiệm vụ đầy thách thức. Nhưng nếu căng thẳng công việc kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cả thể chất và tinh thần của bạn.

Cần đặc biệt chú ý nếu như bạn cảm thấy kiệt sức và thường xuyên bi quan vào cuối ngày. Những dấu hiệu cho thấy bạn bị stress: năng lượng suy giảm, đau đầu, thay đổi về giấc ngủ, nhịp tim nhanh, thường xuyên bị ốm, ra mồ hôi,...

1. Dành thời gian để nạp lại năng lượng

Nghe một podcast thú vị hoặc xem một video YouTube vui nhộn sẽ giúp bạn thư giãn suốt cả ngày. Muốn giảm sự lo lắng, bạn dành vài phút tập các bài tập hít thở sâu hoặc thiền.

2. Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian

Có thể là do bạn chưa biết cách sắp xếp công việc nên dẫn tới cảm thấy bị quá tải. Đầu tuần, hãy liệt kê các nhiệm vụ và xếp thứ tự theo tầm quan trọng để thiết lập một danh sách công việc ưu tiên.

Stress trong công việc gây ra kiệt sức và hay bi quan vào cuối ngày - Ảnh: medlatec.vn

Stress trong công việc gây ra kiệt sức và hay bi quan vào cuối ngày - Ảnh: medlatec.vn

3. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Bạn nên tạo ra ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Chúng ta cần dành thời gian giao lưu xã hội và lập các khung giờ cố định để kiểm tra email hay gọi điện thoại công việc.

4. Hạn chế sử dụng mạng xã hội

Khi rời xa mạng xã hội, chúng ta có thể cảm nhận cuộc sống một cách trọn vẹn, nhẹ nhàng và thư thái hơn. Đặc biệt, bạn sẽ không còn cảm thấy tiêu cực khi vô tình tự so sánh bản thân với người khác.

5. Xây dựng một lối sống lành mạnh

Chăm sóc bản thân bằng một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn bớt căng thẳng. Chỉ đơn giản là bạn cần ưu tiên giấc ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống đủ bữa trong ngày và tập thể dục, vui chơi. Sau một ngày làm việc chăm chỉ, khi quay trở về nhà, hãy tạm gác lại lo âu và thư giãn bằng cách nghe nhạc, tắm nước ấm, xông hơi, uống sữa nóng và đọc một cuốn sách hay trước khi đi ngủ.

6. Đi du lịch trong kỳ nghỉ

Bạn có thể “ngắt kết nối” với công việc để cơ thể và trí não được thư giãn hoàn toàn. Một chuyến du lịch ngắn ngày hoặc dạo chơi ra khỏi thành phố có thể giúp bạn tái sinh năng lượng rất tốt.

Đi du lịch làm giảm căng thẳng - Ảnh: vinpearl.com

Đi du lịch làm giảm căng thẳng - Ảnh: vinpearl.com

7. Tâm sự với bạn thân hoặc gia đình

Khi đối mặt với một vấn đề nan giải nào đó, thay vì tự mình tìm cách giải quyết bạn có thể trò chuyện/trao đổi với người thân hoặc thậm chí là sếp của bạn để được chia sẻ, động viên, hỗ trợ.

8. Tìm đến các chuyên gia

Nếu áp dụng tất cả các cách trên mà vẫn không hiệu quả, bạn hãy chủ động thăm khám về sức khỏe tinh thần. Căng thẳng không chỉ đến từ công việc mà còn có thể là từ áp lực gia đình hay các yếu tố bên ngoài. Các bác sỹ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân gây căng thẳng và đưa ra các giải pháp điều chỉnh tốt nhất cho bạn.

 
Thu Phương
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất