Bạn đã biết chăm sóc bàn chân khi tập thể thao?

Bàn chân rất dễ bị tổn thương khi tập thể thao thường xuyên

6 lưu ý chăm sóc bàn chân đối với người bệnh đái tháo đường

Muốn trẻ khoẻ mẹ phải biết cách chăm sóc bàn chân cho bé

Để chân đẹp phải nằm lòng những điều này!

Cách chăm sóc bàn chân – quả tim thứ 2 của cơ thể

Khởi động, căng cơ phù hợp

Việc căng cơ trước, trong và sau các bài tập có thể tạo ra các áp lực lên bàn chân của bạn. Các chuyên gia khuyến khích việc căng cơ ở bắp chân trong vòng 20 – 30 giây với tư thế 2 đầu gối thẳng trong khi cúi gập người.

Giữ đầu gối thẳng khi cúi người là bài tập căng cơ hiệu quả

Những người đã gặp phải một chấn thương bàn chân trước đó nên thực hiện các bài tập kết hợp như yoga, đạp xe, thể dục nhịp điệu,… Các bài tập này không phải là bài tập chịu sức nặng, do đó không gây tổn hại nhiều đến bàn chân.

Chọn giày tập phù hợp

Giày tập là một phụ kiện quan trọng bạn nên chú trọng đầu tư. Giày tập thích hợp là loại có thể hỗ trợ cho các hoạt động tập luyện, đi vừa chân và vẫn đang trong tình trạng tốt. Giày tập đặc biệt quan trọng với các môn thể thao yêu cầu di chuyển nhiều như chạy bộ, đấm bốc,… Các chuyên gia khuyến cáo giày chạy nên được thay mới sau mỗi 483km.

Giày chạy nên được thay mới sau mỗi 483km

Chọn giày dép hàng ngày phù hợp

Giày cao gót cho phụ nữ và một số loại giày da mềm cho nam giới được coi là trang phục công sở thông thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lựa chọn loại giày hỗ trợ tốt nhất cho bàn chân trong cả ngày. Luôn sử dụng miếng lót chân trong giày, cũng như xem xét sử dụng dép đi trong nhà thay vì đi chân trần để bảo vệ bàn chân hiệu quả.

Nếu vẫn cảm thấy khó chịu, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp bảo vệ bàn chân:

- Giảm chai chân: Làm giảm độ dày của các vết chai bằng cách sử dụng kem bôi chân kết hợp cùng sử dụng đá bọt để rửa chân, giúp loại bỏ các tế bào da chết, làm mềm da bàn chân. Bạn cũng nên chăm sóc phần móng chân để làm giảm nguy cơ phồng rộp, loét chân do hoạt động nhiều hàng ngày.

- Ngâm, massage chân: Hãy chăm sóc bàn chân sau một ngày hoạt động mệt mỏi bằng cách ngâm chân trong nước ấm với một chút xà phòng và massage chân nhẹ nhàng. Tuy nhiên không nên lạm dụng ngâm thường xuyên vì nó có thể làm khô da.

- Dưỡng ẩm cho bàn chân trước khi ngủ: Dưỡng ẩm bàn chân vào ban đêm cho phép chân có thời gian để hấp thụ kem dưỡng trong khi bạn ngủ. Lưu ý không đi giày khi chân vẫn còn ẩm vì chân có thể bị ma sát, kích thích dẫn đến tổn thương.

- Xử lý chân bị mụn rộp: Nếu bị mụn rộp ở bàn chân, đừng cố nặn hay bóp vỡ vết rộp quá sớm vì chân có thể bị nhiễm trùng. Hãy đễ viết thương tự lành và chỉ cố gắng giữ cho vùng da mụn rộp luôn sạch, băng bó nếu da bị nứt, chảy máu.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp