Xoa bóp bằng dầu, ngâm chân, tập thể dục, đi tất,... có thể giúp sưởi ấm bàn chân
5 lý do khiến bạn có cảm giác ngứa ran ở bàn tay và bàn chân
Những nguyên nhân gây nóng rát bàn chân mà bạn chẳng ngờ!
Đau rát bàn chân, chẳng rõ nguyên nhân là bệnh gì?
Lạnh chân, xỏ tất đi ngủ là nguy!
Bàn chân lạnh có thể do một số yếu tố như thiếu máu, suy tuyến giáp, nhiệt độ lạnh, bệnh đái tháo đường, thiếu vitamin, căng thẳng, hút thuốc lá, cholesterol cao... Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi.
Lạnh chân thường xảy ra khi cơ thể hạn chế lưu lượng máu đến các bộ phận như bàn chân, bàn tay và mũi, dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho các bộ phận này. Từ đó, gây ra cảm giác lạnh cùng với các triệu chứng khác như tê, ngứa ran và đau kim châm.
Dưới đây là những biện pháp tự nhiên khắc phục tình trạng bàn chân lạnh tại nhà:
1. Dầu xoa bóp
Cách xoa bóp dầu để làm ấm chân thế nào?
Theo một nghiên cứu, việc bôi một số loại dầu như dầu mù tạt, dầu ô liu, dầu mè và dầu hạt hướng dương có thể mang lại cảm giác thoải mái. Điều này là do đặc tính chống viêm của dầu giúp thúc đẩy quá trình “sửa chữa” hàng rào bảo vệ da và cung cấp máu cho khu vực chân bị lạnh.
Cách thực hiện: Lấy một chút dầu mè (hoặc dầu mù tạt, dầu ô liu) và sau đó làm ấm chúng. Thoa dầu lên bàn chân, massage nhẹ nhàng khoảng 5 - 10 phút rồi đi tất chất liệu cotton. Áp dụng phương pháp này trước khi đi ngủ vì nó có thể giúp giữ ấm cho bàn chân của bạn.
2. Ngâm chân nước ấm
Trước khi đi ngủ khoảng 10 phút, ngâm chân trong chậu nước ấm khoảng 50 - 60 độ C pha thêm chút muối biển, nó sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn, da mịn màng, làm ấm chân trong thời tiết lạnh và giúp bạn dễ ngủ hơn.
3. Uống trà gừng
Trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm giúp giữ ấm
Gừng được biết đến rộng rãi với tác dụng tăng thân nhiệt. Các polyphenol trong gừng hoạt động như một thành phần tự nhiên, giúp cải thiện lưu thông máu và làm ấm cơ thể, bao gồm cả bàn chân. Gừng có thể thúc đẩy quá trình sinh nhiệt, do đó giảm nhạy cảm với lạnh.
Cách thực hiện: Bạn chuẩn bị trà gừng bằng cách lấy khoảng 2-3 miếng gừng, cho vào nước sôi, lọc lấy nước và uống.
4. Tập thể dục
Để làm ấm cơ thể, bạn có thể làm một việc đơn giản nhất là vận động cơ thể bằng những động tác thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, nhảy dây. Điều này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và bàn chân sẽ được giữ ấm suốt cả ngày.
5. Bổ sung thực phẩm giàu calo và chất béo
Mùa đông nên tăng cường đồ ăn có nhiều calo và chất béo để cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, từ đó sản sinh nhiệt lượng sưởi ấm cơ thể. Nên bổ sung những thực phẩm nóng như: Thịt bò, thị dê,...
Bên cạnh đó, hạn chế ăn hoa quả mang tính lạnh ví dụ như lê, mã thầy. Bổ sung thêm các loại vitamin nhóm B, vitamin C, E và các acid amin để giúp tăng lượng hồng cầu trong máu và tăng cường sức đề kháng.
Bình luận của bạn