- Chuyên đề:
- Viêm thanh quản
Điều trị viêm thanh quản đúng cách, trẻ sẽ nhanh khỏi bệnh
Triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản ở trẻ
9 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm thanh quản
Viêm thanh quản: Các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh
Lưu ý khi dùng thuốc
Việc lựa chọn thuốc điều trị viêm thanh quản cho trẻ còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và cần phải có sự chỉ định của bác sỹ. Do đó, bố mẹ tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng sinh, dùng lại đơn thuốc cũ, lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho con tại nhà.
Để giảm tình trạng sưng viêm, mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc trị viêm họng, viêm thanh quản được chiết xuất từ các loại thảo mộc tự nhiên như bạch đàn và bạc hà. Những loại thuốc này sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm đau họng và xoa dịu thanh quản cho bé.
Trong trường hợp trẻ bị khàn tiếng, mất tiếng, viêm thanh quản nặng, tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để được bác sỹ chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Vệ sinh họng
Hướng dẫn bé súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm pha loãng. Bạn có thể tự pha nước muối ấm hoặc dùng nước muối sinh lý cho bé súc miệng. Điều này giúp làm sạch vi khuẩn trong miệng, họng, đồng thời giúp hỗ trợ điều trị viêm thanh quản hiệu quả.
Nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi cũng là cách điều trị viêm thanh quản cho bé
Trẻ bị viêm thanh quản thường mệt mỏi, nên hãy để cho trẻ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Khu vực trẻ nghỉ ngơi nên thoáng đãng, sạch sẽ, gọn gàng, tránh để bụi bẩn, nấm mốc sinh sôi. Ngoài ra, cho trẻ nghỉ ngơi tại nhà cũng giúp trẻ tránh được bụi bẩn, khói thuốc lá, tác nhân gây dị ứng bên ngoài...
Lưu ý chế độ ăn
Trẻ bị viêm thanh quản có thể cổ họng sẽ bị sưng và đau rát nên bé sẽ ngại ăn hơn. Vì vậy, các mẹ nên cho con ăn những mềm, lỏng và dễ nuốt như súp, cháo, sữa...
Trẻ bị viêm thanh quản thường đau họng và ho, rất dễ nôn trớ. Vì vậy cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày, đừng ép bé ăn quá nhiều một lúc.
Trước khi cho bé ăn có thể cho bé uống một chút nước ấm để làm dịu cổ họng và không bị nôn khi ăn.
Bổ sung nước
Trẻ bị viêm thanh quản thường dễ bị mất nước hơn so với bình thường, vì thế mẹ nên bổ sung oserol, nước ép hoa quả, sữa... để giúp đào thải các độc tố khỏi cơ thể, giảm tình trạng viêm và khô họng. Lưu ý, mẹ chỉ nên cho bé uống nước ấm, tuyệt đối không cho uống nước lạnh.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám?
Nếu các triệu chứng viêm thanh quản ở trẻ kéo dài hơn 2 tuần thì bạn nên đưa trẻ đi khám. Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi khám nếu có các triệu chứng như: Khó thở; Thở rít; Ho ra máu; Sốt cao trên 39 độ C; Sốt không thuyên giảm; Đau họng ngày càng tăng; Khó nuốt.
Bình luận của bạn