Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh
5 thói quen xấu hàng ngày có thể khiến bạn bị trĩ
Hậu quả đáng sợ của táo bón mạn tính
13 sai lầm khiến bệnh trĩ nặng lên
9 điều bạn nên biết về bệnh trĩ
Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống
Theo Hiệp hội Tiêu hóa Mỹ, uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ là 2 cách hiệu quả nhất để giúp ngăn ngừa bệnh trĩ bùng phát. Theo tiến sỹ Janelle Gurguis Blake - bác sỹ gia đình ở Washington, Mỹ: “Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống có thể giúp làm mềm phân và giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn. Từ đó giảm áp lực lên trĩ”. Để bổ sung chất xơ bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ (bông cải xanh, đậu, lú mì, yến mạch, ngũ cốc nguyên cám, trái cây...). Khi ăn các thực phẩm giàu chất xơ, hãy nhớ uống nhiều nước hơn.
Lưu ý khi bổ sung chất xơ: Ăn quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi, khó tiêu, do đó nên tăng lượng chất xơ mà bạn ăn hàng ngày một cách từ từ.
Người mắc bệnh trĩ nên ăn nhiều chất xơ
Tập thể dục điều độ
Theo các chuyên gia, tập thể dục sẽ giúp kích thích nhu động ruột và làm phân di chuyển dễ dàng hơn. Bạn nên tập với cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ nhanh 30 phút mỗi ngày.
Không nhịn đi vệ sinh
Nhịn đi vệ sinh có thể làm phân cứng, gây đau khi đi vệ sinh.
Không dùng điện thoại khi đi vệ sinh
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh khiến bạn ngồi ở nhà vệ sinh lâu hơn. Ngồi lâu trên bồn cầu có thể làm giãn tĩnh mạch trĩ và khiến người bệnh đau đớn.
Mang điện thoại vào nhà vệ sinh có nhiều tác hại với sức khỏe
Vệ sinh đúng cách khi bị trĩ
Những người mắc bệnh trĩ không nên vệ sinh hậu môn bằng giấy vệ sinh thông thường. Bởi loại giấy này thô ráp, chứa nhiều hóa chất nên dễ làm trầy xước niêm mạc hậu môn và khiến bệnh trĩ nặng hơn. Bạn có thể dùng khăn ướt không chứa cồn hoặc khăn khô đa năng đã được làm ẩm trước mỗi lần lau.
Không gãi
Bệnh trĩ có thể khiến người bệnh bị đau và ngứa ngáy. Tuy nhiên, bạn không nên gãi vì nó có thể làm bệnh trĩ nặng hơn.
Không làm việc nặng
Người bị bệnh trĩ nên tránh làm việc nặng vì nó có thể gây áp lực lên búi trĩ và gây đau đớn.
Không nên mang vác nặng khi bị trĩ
Ngâm nước ấm
Sau mỗi lần đi vệ sinh, bạn nên ngồi trong bồn nước ấm 20 phút để làm sạch vùng hậu môn và giảm đau. Sau khi ngâm nước ấm, bạn hãy dùng một khăn bông ẩm, mềm nhẹ nhàng lau khô hậu môn.
Nước cây phỉ
Bạn có thể dụng bông thấm nước cây phỉ lạnh và bôi vào trĩ. Nước cây phỉ giúp các mạch máu ở búi trĩ co lại.
Ăn nhiều quả mọng
Các chất chống oxy hóa flavonoid trong quả mọng có thể làm giảm sự phát triển của bệnh trĩ. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy những người bổ sung flavonoid hai lần mỗi ngày ít có nguy cơ bùng phát trĩ hơn những người không dùng.
Flavonoid trong các loại quả mọng có thể làm giảm sự phát triển của bệnh trĩ
Nếu bạn đang mang thai, hãy nằm nghiêng bên trái
Phụ nữ mang thai dễ bị trĩ vì tử cung phát triển sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu, hậu môn. Tĩnh mạch ở hậu môn sẽ bị chèn ép và gây ra bệnh trĩ. Để giúp khắc phục tình trạng này, Phụ nữ mang thai nên nằm nghiêng bên trái giúp giảm áp lực của tử cung vào tĩnh mạch trĩ.
Bình luận của bạn