Tinh dầu bạc hà giúp giảm đau đầu do căng thẳng?

Tinh dầu bạc hà hữu ích với chứng đau đầu do căng thẳng, viêm xoang

6 điều cần biết về chứng đau nửa đầu ở nam giới

Trị đau đầu cho trẻ đơn giản mà mẹ chẳng ngờ

Ăn gì để giảm đau nửa đầu hiệu quả?

Làm sao để hạn chế tác dụng phụ khi tiêm botox để giảm đau nửa đầu?

Các nhà nghiên cứu đã xem xét tác dụng của dầu bạc hà đối với chứng đau đầu trong nhiều thập kỷ. Một đánh giá năm 2015 về các loại tinh dầu và liệu pháp mùi hương cho thấy, dầu bạc hà có tác dụng đối với chứng đau đầu. Theo Trung tâm Sức khỏe Bổ sung và Tích hợp Quốc gia, dầu bạc hà có tác dụng hiệu quả với chứng đau đầu do căng thẳng.

Thành phần hoạt động chính trong tinh dầu bạc hà là menthol. Trong tinh dầu bạc hà có đến 44% là hàm lượng menthol tạo nên mùi thơm hắc đặc trưng. Theo nghiên cứu, menthol có thể làm giảm cường độ của chứng đau nửa đầu cấp tính. Một nghiên cứu chỉ ra, loại gel bôi có chứa 6% menthol có tác dụng giảm cường độ đau sau 2 giờ.

Dầu bạc hà cũng được chứng minh là có hiệu quả đối với các triệu chứng liên quan đến đau đầu, xoang, căng thẳng như buồn nôn, căng thẳng, khó thở, sổ mũi, đau cơ…

Cách sử dụng dầu bạc hà trị đau đầu

Nhỏ một vài giọt vào bồn tắm

Khi bạn căng thẳng dễ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, khiến cho tim đập vượt mức cần thiết. Từ đó, tuần hoàn máu cũng trở nên rối loạn, tạo ra áp lực lớn lên thành mạch và làm xuất hiện tình trạng đau đầu, mệt mỏi. 

Bạn pha một vài giọt tinh dầu bạc hà vào nước trong bồn tắm để tăng thêm hiệu quả thư giãn, giảm căng thẳng và chứng đau đầu cũng thuyên giảm. 

Xông hơi bằng dầu bạc hà

Xông hơi tinh dầu bạc hà giúp giảm nghẹt mũi do viêm xoang

Người bị viêm xoang sẽ thường cảm giác tức nặng vùng trán, má, thái dương kèm theo đau đầu. Do những xoang bị bít tắc gây ngừng trệ lưu thông dịch, gây viêm nhiễm. Lâu dần, dịch bẩn tích tụ tạo áp lực cho xoang khiến bạn cảm thấy đau đầu. 

Bạn đổ nước nóng vào chậu nhỏ, pha thêm 3-7 giọt tinh dầu bạc hà. Che kín đầu bằng khăn, nhắm mắt và thở bằng mũi. Xông hơi không quá 2 phút. Hương bạc hà giúp giảm nghẹt mũi, giúp oxy vào máu nhiều hơn và giảm đau đầu.

Thêm vào dầu massage

Đau đầu thường khiến lưu thông máu kém. Massage bằng dầu bạc hà giúp mạch máu lưu thông dễ dàng, giảm đau đầu hiệu quả. 

Dầu bạc bà cần được pha loãng trong một loại dầu nền trước khi bôi trực tiếp lên da. Thông thường, tỷ lệ khuyến nghị là 3-5 giọt tinh dầu bạc hà pha trong 29,57ml dầu hạnh nhân, dầu dừa ấm hoặc dầu khoáng. Lưu ý, những người bị dị ứng hạt phải luôn luôn tránh các loại dầu có nguồn gốc từ hạt. 

Trước khi thoa hỗn hợp lên da, bạn cần làm một thử nghiệm dị ứng. Bằng cách thoa một ít hỗn hợp lên da cổ tay. Nếu không có phản ứng trong vòng 24-48 giờ, bạn có thể yên tâm sử dụng. Lấy một vài giọt hỗn hợp dầu lên ngón tay và massage lên thái dương, sau gáy, vai và vùng ngực để cảm thấy dễ chịu hơn. 

Khuếch tán dầu bạc hà vào không khí

Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu vào một miếng vải, bông gòn hoặc khăn giấy sau đó dùng mũi hít. Tránh dùng nhang, vì mùi khói có thể làm nặng thêm triệu chứng đau đầu.

Nếu mùi hương quá nặng, bạn có thể sử dụng máy khuếch tán để giúp khuếch tán tinh dầu vào không khí một cách nhẹ nhàng. Hương thơm của bạc hà giúp giảm lo âu, căng thẳng, đau đầu hiệu quả. 

Uống trà bạc hà

Trà bạc hà cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung

Nếu tinh dầu không an toàn để uống, bạn có thể uống trà từ lá bạc hà. Theo một nghiên cứu, uống trà bạc hà có thể giúp tinh thần tỉnh táo và minh mẫn hơn.

Lưu ý khi dùng dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có thể tương tác với các hợp chất trong một số loại thuốc kê đơn. Do đó, nếu bạn dùng thuốc điều trị, nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng loại tinh dầu này.

Dầu bạc hà nói chung là an toàn, nhưng liều lượng lớn có thể gây độc. Khi uống, nó có thể gây chứng ợ nóng. Bạn đặc biệt lưu ý, tránh sử dụng dầu bạc hà:

- Cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em, đặc biệt là dầu chưa được pha loãng.

- Nếu bạn bị bệnh túi mật, sỏi mật, ợ nóng mạn tính hoặc các vấn đề về thận.

- Nếu bạn có làn da nhạy cảm hoặc bị dị ứng.

- Đang uống thuốc kê đơn.

- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp