Trị đau đầu cho trẻ đơn giản mà mẹ chẳng ngờ

Những phương pháp điều trị đau đầu cho trẻ

Đừng lơ là khi trẻ đau đầu chóng mặt

Đau đầu khi chuyển mùa là bệnh gì?

5 nguyên nhân thường gây đau đầu bạn nên biết

Thường xuyên đau đầu, chóng mặt hay ngất xỉu phải làm thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, có bé đau đầu vài phút rồi khỏi, có bé kêu đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo và chơi đùa, nhưng cũng có bé lại bị đau âm ỉ, đau thành từng cơn, đau tăng lên vào nửa đêm và gần về sáng. Trung bình, nếu đau 1 lần trong 1 tuần gọi là đau thường xuyên.

Phụ huynh có thể áp dụng những cách trong infographic sau để giúp giảm đau đầu chóng mặt cho trẻ:

Cần sớm đưa trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa thần kinh nếu trẻ bị đau âm ỉ kéo dài hay thường xuyên bị đau đầu. Tại phòng khám thần kinh, trẻ sẽ được khám kỹ về lâm sàng, đo huyết áp, soi đáy mắt, nếu cần thiết các bác sỹ sẽ làm thêm một số xét nghiệm chuyên sâu, đo điện não đồ, chụp sọ não, chụp cắt lớp điện toán hoặc cộng hưởng từ...

Chẩn đoán dựa chủ yếu vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng. Hầu hết trẻ đau đầu không có biểu hiện bất thường về thần kinh (mờ mắt, nôn mửa nhiều, yếu liệt...) không cần thiết chụp CT-scan sọ não. Nên chụp MRI khi trẻ có biểu hiện bất thường về thần kinh, đau đầu dữ dội hay những triệu chứng đáng lo ngại khác.

Nếu trẻ đau đầu do stress, học hành quá căng thẳng thì bố mẹ phải nói chuyện với trẻ để tìm giải pháp hỗ trợ thích hợp, không nên đặt thêm áp lực cho trẻ.

Đối với những trẻ bị đau đầu căng cơ, đau nửa đầu muốn điều trị hiệu quả phải kết hợp nhiều phương pháp như: Thuốc giảm đau cho trẻ, tâm lý trị liệu, liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi ứng xử, sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh...

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ