Cách giải tỏa căng thẳng cho người bệnh run vô căn

Tình trạng căng thẳng, lo âu làm tình trạng bệnh run vô căn thêm trầm trọng

Vương Lão Kiện - Giúp làm giảm các chứng run

Run vô căn liên quan đến thừa protein trong não bộ

Bệnh run vô căn có nguy hiểm?

Vì sao bị run chân tay không nên uống cà phê?

Run vì stress, stress vì run

Cô Nguyễn Ngọc Hường (54 tuổi, Hải Hậu, Nam Định) bị run vô căn từ khi mới bước sang tuổi 35, càng về sau, bệnh càng nặng.

Cô cho biết: “Ban đầu bị run tay phải, run nhẹ khi không chú ý. Bệnh càng ngày càng nặng, bây giờ cả cánh tay phải của tôi bị run mạnh liên tục, có khi lan xuống chân phải. Tôi đã đi khám chuyên khoa thần kinh ở nhiều bệnh viện nhưng chỉ được chẩn đoán là run vô căn và không xác định được nguyên nhân”.

Run ở chân tay đã đành, khi căng thẳng, hồi hộp, giọng nói của cô Hường cũng bị run theo. Chính vì thế mà cô rất ngại tiếp xúc với mọi người. Gần hai mươi năm bị bệnh, cô đã đi chạy chữa ở nhiều bác sỹ, làm đủ bấm huyệt, châm cứu, uống đủ loại thuốc Bắc, thuốc Tây, thuốc Nam… mà bệnh không thuyên giảm. Do mặc cảm về bệnh tật và nghĩ rằng mình sẽ mãi phải “chung sống” với căn bệnh khó chữa, cô Hường lúc nào cũng buồn phiền, căng thẳng.

“Vì chứng bệnh này mà tôi rất ngại nói chuyện với mọi người, ngại đi xe máy, xe đạp vì sợ ngã. Nhiều lúc chỉ muốn trốn biệt trong nhà, không muốn gặp ai”, cô chia sẻ.

Buồn phiền vì bệnh là chuyện thường gặp ở mỗi bênh nhân. Điều đáng nói là, với bệnh run vô căn, yếu tố tinh thần (quá vui, quá buồn, giận dữ, bực tức, lo lắng, căng thẳng quá mức…) lại có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh.

Theo BS. Võ Đôn – Trưởng khoa Nội – Thần kinh tổng quát, Bệnh viện 115 (TP.HCM), stress là một trong những nguyên nhân gây run vô căn, nếu người bệnh không kiểm soát tốt tâm trạng, để căng thẳng quá mức thì bệnh sẽ càng nặng thêm.

Bài tập hít thở sâu giúp kiểm soát căng thẳng

Cách kiểm soát căng thẳng

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần giữ cho tinh thần luôn ổn định. Việc thư giãn và nghỉ ngơi điều độ có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng run.

Để kiểm soát căng thẳng, lo âu, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập sau:

- Thở nhịp nhàng (Rhythmic breathing): Hãy thay thế hơi thở ngắn và vội vã bằng hơi thở chậm, dài. Quy tắc để có hơi thở nhịp nhàng là “nhẩm đếm từ 1 đến 5” trong lúc hít vào và làm tương tự khi thở ra. Trong khi luyện tập, cố gắng trút bỏ tất cả phiền muộn, suy nghĩ rối bời ra khỏi đầu.

- Hít thở sâu (Deep breathing): Hãy nhắm mắt lại và tưởng tượng về vị trí ngay dưới rốn. Bài tập này còn được gọi là “thở bằng bụng”, nghĩa là khi hít vào, bụng cũng đồng thời được đẩy lên, khi thở ra, bụng cũng xẹp lại giống như “quả bóng bị xì hơi”. Với bài tập này, bạn sẽ cảm thấy tâm trạng thoải mái, vô ưu, vô lo.

 - Thở mường tượng (Visualised breathing): Hãy tìm một không gian yên tĩnh, nhắm mắt lại và hít thở thật chậm rãi. Trong khi thở, hãy tưởng tượng dòng không khí đang luồn qua lỗ mũi, tràn vào hai lá phổi khiến cả ngực và bụng căng ra, đẩy mọi stress ra khỏi cơ thể. Tương tự, hãy hình dung “hành trình” của hơi thở từ cơ thể lan ra không khí. Sau mỗi lần thở, hãy tưởng tượng rằng mình thư giãn hơn một chút. Đó là cách hiệu quả để quản lý căng thẳng.

- Tăng thư giãn cơ (Progressive muscle relaxation): Nằm ngửa trong tư thế thoải mái, thư giãn lưng, tay và vai.  Hít vào qua mũi thật sâu, thật chậm. Thở ra thật dài để trút bỏ căng thẳng. Bắt đầu tập trung tưởng vào hai bàn chân và cổ chân. Tiếp theo, buông thõng bàn chân xuống sàn hoặc giường cho đến khi cảm thấy chúng nặng rồi quên hẳn chúng đi. Sau đó, chuyển sự chú ý qua các phần khác của cơ thể như bắp chân, bắp đùi, lưng, bụng...Cảm nhận các phần cơ thể thư giãn và buồng phổi đang co giãn nhẹ nhàng. Nếu bị chia trí, hãy từ từ tập trung trở lại vào nhịp thở.

Để thực hiện tốt các bài tập này, trước hết cần phải tìm một không gian yên tĩnh và tập với tâm thế thoải mái và sẵn sàng nhất.

Kiểm soát tốt căng thẳng là cách đơn giản để hạn chế bệnh run vô căn phát triển. Bên cạnh đó, nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng có các thành phần Thiên ma, Câu đằng, Hà thủ ô, Đinh lăng, Câu kỷ tử... để hạn chế các cơn run giật, tăng cường nuôi dưỡng tế bào thần kinh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh.

Tuệ Nhi H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh