Phình đại tràng ở trẻ nhỏ - Nhận biết sớm tránh nguy cơ tử vong

Trẻ bị táo bón kéo dài kèm theo tiêu chảy bất thường là dấu hiệu của bệnh phình đại tràng, các mẹ cần đưa con đi bác sĩ khám ngay để được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa ung thư đại tràng với 9 cách đơn giản

Cà phê hỗ trợ điều trị ung thư đại tràng

Cảnh giác với chứng táo bón ở trẻ

Lời khuyên cho mẹ có con bị táo bón

Tỷ lệ phình đại tràng bẩm sinh là khoảng 1/5.000 trẻ sơ sinh, trẻ nam chiếm 70 - 80%. Để điều trị phình đại tràng, nhất thiết phải phẫu thuật. Không nhiều bệnh viện thực hiện được loại phẫu thuật này, nhất là đối với trẻ sơ sinh vốn có những yêu cầu cao về gây mê hồi sức. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Trong thời kỳ bào thai, sự phát triển của ống tiêu hóa theo hướng từ trên xuống dưới và cùng với nó là sự phát triển của hệ thống thần kinh chi phối cho ruột. Hệ thống thần kinh này nhận cảm giác có thức ăn hay phân trong lòng ruột, rồi chuyển đến cơ ở thành ruột thông qua các hạch ở hai đám rối thần kinh mang tên là Auerbach và Meissner. Nhờ vậy, khi trẻ sinh ra và lớn lên, ruột có được nhu động giúp cho trẻ đi cầu bình thường. Trong quá trình phát triển này, nếu các hạch ở hai đám rối thần kinh đó không có, ruột của trẻ sẽ không co bóp và vì vậy làm cho trẻ không đi đại tiện được.

Biểu hiện phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng nếu không được phát hiện sớm có thể gây nhiều biến chứng 

Phình đại tràng bẩm sinh là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gặp ở trẻ sơ sinh. Bệnh còn có các tên gọi khác như bệnh Hirschsprung, bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh. Phình đại tràng rất dễ phát hiện và có thể được điều trị triệt để, nhưng nếu để muộn bệnh có thể gây nhiều biến chứng như viêm ruột, thủng đại tràng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Rất dễ nhận biết

Trẻ bị táo bón kéo dài nhiều năm xen kẽ những đợt tiêu chảy kèm theo phân rất thối, có màu đen và bụng chướng. Hiện tượng này do phân ứ đọng lâu ngày. Các chức năng của cơ thể bé bị rối loạn hoàn toàn, thần kinh bị nhiễm độc, chất độc tích tụ lâu ngày, máu không được tạo ra, trẻ sẽ luôn trong tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất.

Khi thấy con có biểu hiện táo bón kéo dài, kèm tiêu chảy bất thường cần đưa con đi khám ngay

Trong những trường hợp biến chứng, táo bón kéo dài, phân tích tụ lâu ngày bị cứng lại không thể cho ra ngoài được gây tắc ruột. Nếu không được điều trị, sẽ có thể gây viêm phúc mạc và tử vong.

Tuy nhiên, không phải bất cứ trẻ nào sau khi sinh 24 giờ không đại tiện được đều là bị phình đại tràng bẩm sinh. Để có kết luận chính xác nhất, các mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sỹ chuyên khoa để có tư vấn chính xác nhất, vì có thể trẻ bị dị dạng hậu môn bẩm sinh cũng không đại tiện được.

Cần sớm phát hiện và điều trị

Dựa vào khám và hỏi bệnh, chụp đại tràng có bơm thuốc cản quang, sinh thiết trực tràng, đo áp lực hậu môn trực tràng để phát hiện chính xác mức độ của bệnh.

Phương pháp duy nhất giúp trẻ khỏi bệnh là cắt bỏ đoạn trực - đại tràng vô hạch, nối đầu đại tràng lành với ống hậu môn. Thời điểm phẫu thuật tùy thuộc vào lúc phát hiện và mức độ nặng nhẹ của bệnh, có hay chưa có biến chứng, tình trạng chung của trẻ... Để việc điều trị đạt kết quả hơn, các bậc cha mẹ nên kết hợp tạo cho con thói quen ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tập thói quen đi cầu đúng giờ hàng ngày. Nếu thấy con có biểu hiện táo bón kéo dài kèm theo tiêu chảy bất thường, nên đưa con đến bác sỹ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hiệp Nguyễn H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa