6 mẹo giúp người nội trợ giảm thiểu rác thải nhà bếp

Giảm rác thải trong nhà bếp giúp bảo vệ sức khỏe của cả gia đình cũng như môi trường

Thực hành Zero Waste với văn phòng không nhựa, không rác thải

6 mẹo nhà bếp giúp bảo quản giúp rau củ quả lâu hơn

Những lỗi thường gặp khi sử dụng thớt

Đừng để nhà bếp là nơi ẩn chứa những mầm bệnh đe dọa sức khỏe!

Mua sắm thông thái

Lượng rác thải trong nhà bếp trước hết đền từ các sản phẩm mà bạn mua. Vì thế, trước khi đi chợ, siêu thị, bạn nên lên một danh sách các vật dụng cần thiết, mua đủ số lượng để thực phẩm không quá hạn, hư hỏng.

Phần lớn rác thải trong nhà bếp nằm ở bao bì sản phẩm. Vì thế, thay vì dùng túi nylon do nhân viên siêu thị hay cửa hàng cung cấp, bạn hãy thay thế bằng túi mua sắm có thể tái sử dụng, túi vải.

Với thực phẩm mà gia đình bạn ăn thường xuyên và có thể bảo quản để sử dụng lâu dài được, hãy mua với số lượng lớn nhất mà bạn cần. Việc này vừa tiết kiệm tiền vừa giúp giảm rác thải từ bao bì.

Lựa chọn túi, hộp đựng thực phẩm có thể tái sử dụng

Đựng thực phẩm trong hộp nhựa hoặc thủy tinh có thể tái sử dụng

Đựng thực phẩm trong hộp nhựa hoặc thủy tinh có thể tái sử dụng

Khi đi chợ, người nội trợ “sống xanh” có thể mang theo hộp đựng có thể tái sử dụng và làn, các loại túi có thể tái sử dụng. Hầu hết các hệ thống siêu thị lớn đều cung cấp túi mua hàng thân thiện với môi trường, thậm chí còn có chính sách ưu đãi cho người không sử dụng túi nylon.  

Ngoài ra, trong nhà bếp, thay cho túi nylon, bạn nên đầu tư hộp đựng thực phẩm và túi zip làm bằng silicone để bảo quản thức ăn. Các sản phẩm trên làm bằng chất liệu an toàn, đậy kín, có thể tái sử dụng nhiều lần mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn cũng có thể dùng vải sáp ong (có bán tại các sàn thương mai điện tử) thay cho màng bọc thực phẩm làm từ nylon.

Dùng khăn giấy có thể giặt sạch

Chuyển từ những sản phẩm giấy dùng một lần sang vải là một cách tuyệt vời để giảm rác thải trong nhà bếp. Chị em có thể thay khăn giấy lau bếp bằng khăn vải có thể giặt sạch và tái sử dụng, vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường. Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm khăn giấy làm từ chất liệu dai, mềm mại không bị mủn, độ thấm hút cao, có thể giặt sạch và dùng nhiều lần hơn giấy lụa.

Tận dụng tối đa thực phẩm

Bảo quản rau củ lâu hơn bằng cách muối chua

Bảo quản rau củ lâu hơn bằng cách muối chua

Đừng vội lãng phí thực phẩm thừa, nguyên liệu nấu ăn chưa sử dụng bằng cách vứt chúng vào thùng rác. Bạn có thể tìm một số phương pháp bảo quản, tận dụng và giữ thực phẩm tươi lâu hơn.

Ví dụ, một số món rau (dưa chuột, củ cải) có thể muối chua. Cà chua có thể làm thành nước sốt để dùng dần. Một số rau thơm, rau gia vị có thể cấp đông và sử dụng khi cần. Trái cây chín có thể cắt thành miếng nhỏ, bảo quản trong ngăn đá để chế biến kem, sinh tố.

Phân loại rác thải sinh hoạt  

Từ 1/1/2022, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là việc làm bắt buộc với mọi cá nhân và hộ gia đình. Chất thải sẽ phải phân thành 3 loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải khác.

Để việc phân loại rác diễn ra nhanh gọn hơn, các chị em có thể bắt đầu ngay từ nhà bếp. Bao bì thực phẩm có thể tái chế (giấy, nhựa cứng, vỏ lon làm bằng kim loại) cần được giữ sạch và khô, cho vào túi riêng và cho vào thùng rác tái chế.

Biến rác hữu cơ thành phân bón

Thùng ủ rác hữu cơ, biến rác thải nhà bếp thành phân bón

Thùng ủ rác hữu cơ, biến rác thải nhà bếp thành phân bón

Thời gian gần đây, nhiều bà nội trợ có ý tưởng xử lý rác thải hữu cơ ngay tại nhà với thùng ủ rác tại nhà. Các chất hữu cơ đã được phân hủy có thể trở thành phân bón giàu chất dinh dưỡng, có thể cải tạo đất. Ví dụ, vỏ trứng giàu calci, vỏ chuối giàu kali đều là “phân bón” tốt cho cây trồng trong nhà.

Ngoài ủ rác bằng men vi sinh, nhiều sản phẩm thùng rác thông minh còn giúp tạo ra phân bón khô dễ lưu trữ, không gây mùi, ngăn được ruồi nhặng và côn trùng. Đây là phương án giúp các hộ gia đình xử lý các thức ăn thừa một các tốt nhất, thay vì đổ ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.

 

Năm 2022 có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam, khi Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 chính thức có hiệu lực. Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2022 được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chỉ một Trái Đất” (Only One Earth) nhằm truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp