Thời tiết lạnh: Nỗi ám ảnh của người già đau xương khớp

Bệnh xương khớp gây ra nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt của người già.

Ai nói đau xương khớp không được chạy bộ?

Đau xương và cơ do thiếu vitamin D

Đau xương khớp ở tuổi dậy thì

Đêm hôm bực tức vì đau đớn đến mất ngủ

Vì sao bị đau xương khớp khi trời lạnh?

Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là ngày Đông giá lạnh, những người già mắc bệnh khớp thường khổ sở vì tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở vùng bị tổn thương. 

Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua các lỗ chân lông trên da, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế hoặc rất ít gây nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, nuôi dưỡng các màng hoạt dịch và sụn khớp, chúng bị kích thích gây nên đau nhức khớp. Hơn nữa, một số người cao tuổi thường ngày vốn đã bị các bệnh mạn tính ở khớp (thoái hóa cột sống, thoái hóa sụn khớp, thoát vị đĩa đệm, viêm dây chằng, lao cột sống) hoặc đã, đang bị viêm khớp gây đau nhức, nay gặp thời tiết lạnh càng đau nhiều hơn.

Thời tiết chuyển lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn khiến cho các khớp trở nên khô, cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, việc tập luyện hàng ngày thường không được duy trì đều đặn, góp phần khiến bệnh nặng thêm.

Người già thường xuyên bị đau xương khớp khi thời tiết chuyển lạnh

Người già bị bệnh gout mạn tính, loãng xương cũng có thể bị đau nhức xương khớp, nếu bị lạnh bệnh lại càng gia tăng. Đau nhức xương khớp mùa lạnh có thể gặp ở người già béo phì, thừa cân do các khớp phải chịu trọng lực của cơ thể đè lên các xương khớp, thêm vào đó còn có trọng lực của áo quần mùa đông vừa nặng vừa gây khó khăn trong vận động càng làm cho xương khớp bị đau nhức.

Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp ở người già còn do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đủ, các yếu tố gây bệnh cùng tác động đến khớp  khiến khí huyết không được lưu thông. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp.

Các biện pháp đơn giản phòng ngừa đau khớp

Giữ ấm cơ thể: Để giảm đau khớp khi thời tiết chuyển lạnh, việc giữ ấm cơ thể vô cùng quan trọng. Về phòng bệnh, dù có bệnh lý khớp từ trước hay không, trong mùa lạnh, người cao tuổi cũng cần giữ ấm cơ thể mình, trong đó đặc biệt lưu ý các khớp. Để làm tốt điều đó cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất. Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn để không cảm lạnh.

Nếu đau xương khớp ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì có thể chườm nóng, hoặc ngâm chân, tay trong nước ấm để xoa dịu cơn đau. Trường hợp nhức mỏi kèm theo biểu hiện cứng khớp thì cần tập co, duỗi (khớp gối, cổ chân). Nếu tình trạng bệnh không tiến triển, đau kéo dài, dấu hiệu bệnh nặng thêm thì... Cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để khám và điều trị kịp thời. 

Chế độ ăn phù hợp: Để hạn chế tình trạng đau nhức xương khớp người già nên ăn các loại thực phẩm giàu acid béo omega – 3. Các loại rau như rau bi na, cải xoăn… cũng có thể hạn chế tình trạng viêm và đau đớn. Người già cũng nên tránh dùng các thực phẩm giàu acid béo omega – 6 vì loại acid này có thể gây viêm.

Tập luyện hợp lý: Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau. Vì vậy, người già nên duy trì chế độ tập luyện hợp lý. Một số môn thể thao nhẹ nhàng mà người già có thể áp dụng là đi bộ. Khi đi bộ, do bàn chân tiếp xúc với mặt đất sẽ kích thích các tế bào xương, tăng khả năng vận động ở các khớp, làm cho cơ bắp mạnh lên. Vận động là phương thuốc hữu hiệu với người già bị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, do sức khỏe yếu, thời tiết lạnh nên việc tập luyện cần được thực hiện tùy theo khả năng sức khỏe của người già.

Sử dụng TPCN bổ sung: Để giúp nuôi dưỡng sụn và bôi trơn các khớp xương, người già có thể bổ sung các chất như: Glucosamine sulfate và chondroitin… Các chất này giúp hạn chế các triệu chứng của người bị đau khớp. Ngoài ra, người bệnh có thể sung vitamin D để giúp xương luôn khỏe mạnh.

Theo TS. BS Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Cơ Xương Khớp - Bệnh viện E: "Do tác động của áp suất không khí và nhiệt độ môi trường thấp, khớp thường đau trội hoặc sưng to khi thời tiết thay đổi. Dùng thuốc giảm đau chỉ là giải pháp tạm thời trong cơn đau cấp và nếu lạm dụng các thuốc giảm đau chứa corticoid, sẽ có thể gây ra tác dụng phụ lên dạ dày, tim mạch, thận…, đặc biệt là với người già. Do vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc giảm đau mà cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp để điều trị đúng cách".
Thanh Tú H + (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già