Khi bị rắn cắn cần nhanh chóng sơ cứu đúng cách
Vụ em bé 2 tuổi bị rắn cắn nguy kịch: Bộ trưởng giúp đỡ
Rắn cắn: Đừng vội hoang mang
Nằm võng bị rắn cắn, một bé trai tử vong
Bệnh nhi hoại tử bàn tay do gia đình tự ý đắp thuốc lá chữa rắn cắn
Người đàn ông tay không bắt rắn
Người đàn ông tay không bắt rắn hổ mang khổng lồ
Ngày 19.8 vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM tiếp nhận và cấp cứu một trường hợp bị rắn hổ mang chúa cắn.
Được biết, bệnh nhân là anh P.V.T (38 tuổi, ngụ huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh) khi đang làm trong vườn mãng cầu thì phát hiện một con rắn hổ mang màu đen lớn. Tại đám cỏ rậm, ông T thấy có cử động dưới lớp cỏ nên dùng tay chụp và bị rắn "phản đòn" cắn vào đùi phải.
Dù bị cắn nhưng ông T vẫn bắt được đầu rắn, đồng thời thông báo với người mọi người xung quanh. Ông được người nhà dùng dây thun buộc lại phần đùi để tránh độc phát tán rồi đưa đicấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh trong tình trạng sụp mi, khó thở và bị rắn cuốn vào phần cổ tay.
Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy với tình trạng liệt hoàn toàn cơ tứ chi, cơ hô hấp, đồng tử giãn 4,5 mm, phản xạ ánh sáng âm tính. Tại đây, bệnh nhân được bóp bóng giúp thở qua nội khí quản, đồng thời sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. Hiện tại, người này đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo và cử động được tay chân.
Xử trí như nào khi bị rắn cắn?
Khi bị rắn độc cắn cần xử trì kịp thời
Hàng năm, tại Việt Nam trường hợp bị rắn độc cắn rất phổ biến, nếu sơ cứu không đúng cách sẽ khiến độc nhanh chóng lan ra khắp cơ thể làm suy hô hấp, dẫn đến ngạt thở và làm tê liệt hoạt động của cơ hoành, dẫn đến tử vong.
Vết rắn cắn được chia làm 2 loại: Vết cắn không độc và vết cắn có nọc độc.
Các loại rắn thường (không độc) như trăn, rắn nước, rắn lực cườm, rắn bông súng... thì không có tuyến nọc, không có răng độc mà chỉ có răng hàm nên khi cắn để lại vết hình vòng cung, dấu răng đều nhau.
Đối với rắn độc, loại này có 2 tuyến nọc và 2 răng độc, do đó khi cắn từ trên xuống có hình chữ V hoặc hình chấm than song song và thường để lại dấu răng trên vết cắn.
Các triệu chứng thông thường cửa vết cắn có nọc độc như:
- Đỏ và sưng xung quanh vết thương.
- Đau nơi bị rắn cắn, nhìn mờ.
- Khó thở, đổ mồ hôi.
- Tê tay chân và mặt.
- Buồn nôn và ói mửa.
Ngay sau khi bị rắn độc cắn, cần được sơ cứu rồi đưa đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ hiệu quả nếu được tiến hành ngay trong giờ đầu tai nạn xảy ra.
Khi bị rắn cắn, vết thương cần xử trí như sau:
- Nạn nhân hạn chế cử động, bình tĩnh và không hoảng sợ. Vì khi nạn nhân hoảng sợ, nhịp tim sẽ tăng lên khiến nọc độc lưu thông nhanh hơn trong cơ thể.
- Cần cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề.
- Không che vùng bị cắn, cần làm sạch vết thương bằng thuốc sát trùng.
- Cố định vết thương bằng cách băng bó chắc chắn, dùng nẹp để cố định vùng tay hoặc chân khi bị cắn.
- Dùng băng ép để băng toàn bộ vết cắn cùng với nẹp. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
- Trong vòng 5 phút đầu tiên sau vết cắn, hãy dùng dụng cụ để hút hết nọc độc ra khỏi cơ thể.
- Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay...).
Một số lưu ý khi sơ cứu rắn độc cắn
- Bệnh nhân bị rắn cắn tuyệt đối không được đắp đá, chườm lạnh.
- Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Nhiều loại thuốc dân gian khi uống có thể gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân vì vậy cần cẩn trọng khi sử dụng những loại thuốc này.
- Không nên băng garo sau khi bị rắng cắn vì cột chặt có thể làm máu không đến được vị trí đã buộc khiến phần này dễ bị hoại tử.
- Trong quá trình vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu nên để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim.
Bình luận của bạn