Mũi khô là triệu chứng nhiều người gặp phải khi thời tiết hanh khô
Có cách nào cải thiện viêm mũi dị ứng tái phát không?
Những biện pháp tự nhiên giúp giảm viêm mũi dị ứng
Mách cha mẹ cách phòng viêm mũi họng cho trẻ khi giao mùa
Chớ dại mà nhổ lông mũi
Thông thường, khi xoang mũi hoạt động khỏe mạnh thì lớp niêm mạc bên trong mũi sẽ được bao phủ bằng một lớp chất nhầy giúp giữ ẩm mũi, giảm kích ứng và nguy cơ nhiễm trùng.
Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp có thể khiến lớp chất nhầy giảm đi, gây khô mũi, viêm sưng và chảy máu cam. Khô mũi không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc và xử lý sớm, nó có thể gây ra nhức đầu, viêm xoang, khó thở, chảy máu mũi.
Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng khô mũi:
Luôn uống đủ nước
Bạn nên tăng cường uống nước để hạn chế việc cơ thể bị thiếu nước, giúp làm loãng chất nhầy và cải thiện các triệu chứng khô đường thở. Người mắc chứng khô mũi cũng nên hạn chế uống đồ uống có cồn vì chúng là tác nhân gây mất nước cho cơ thể.
Sử dụng sản phẩm xịt mũi
Bạn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý không có hóa chất thông dụng có bán tại các nhà thuốc để cải thiện độ ẩm đường mũi, giảm khô mũi, nghẹt mũi, làm thông mũi và đẩy chất nhầy thừa ra ngoài. Có thể xịt mũi 3 lần/ngày.
Ngoài ra, có thể xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi giúp giữ độ ẩm an toàn, tăng cường sức khỏe niêm mạc mũi, thông thoáng đường thở. Có thể xịt từ 3-6 lần/ngày.
Sử dụng một số loại dầu để thoa vào mũi
Thoa một số loại dầu sau giúp giảm khô mũi, đau mũi.
- Dầu olive: Chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và chất chống oxy hóa. Mỗi ngày nhỏ hoặc dùng bông tăm thấm một vài giọt dầu olive vào mũi sẽ làm mũi thông thoáng, dễ chịu.
- Dầu mè: Chứa vitamin E giúp dưỡng ẩm, giảm khô mũi rõ rệt. Bạn nên nhỏ hoặc dùng bông tắm thấm một giọt dầu mè vào mũi 2 lần/ngày.
- Dầu dừa: Mỗi ngày nhỏ một vài giọt dầu dừa, tinh chất trong dầu dừa không chỉ làm ẩm mà còn giúp diệt khuẩn tốt, giúp làm mềm niêm mạc mũi, giảm khô rát mũi.
Xông mũi
Xông hơi giúp làm mềm chất nhầy bị khô trong mũi và làm sạch mũi. Bạn đổ nước nóng vào bát, che đầu bằng khăn và hít nhẹ hơi nước từ trong bát lên trong khoảng 10 phút. Nên thực hiện 2-4 lần/ngày.
Không ngoáy mũi
Ngoáy mũi làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu, dẫn đường cho vi khuẩn xâm nhập vào mũi. Vì vậy, bạn nên bỏ thói quen xấu này.
Lưu ý: Nếu tình trạng khô mũi kéo dài, bị chảy máu cam hay triệu chứng trở nặng, bạn nên đi khám và điều trị sớm.
Bình luận của bạn