Khi bị trúng gió méo miệng, tuyệt đối không được cạo gió
Làm sao để phân biệt đột quỵ và trúng gió?
Cạo gió không cẩn trọng là nguy!
Cạo gió không khéo dễ liệt tay
Cạo gió, giác hơi sao cho hiệu quả
Nguyên nhân gây trúng gió méo miệng
Theo các bác sỹ, hơn 70% nguyên nhân trúng gió méo miệng là do nhiệt độ thấp làm liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên – dây thần kinh có chức năng chi phối tất cả các cơ bám da mặt. Đây là dây thần kinh đi song song với mạch máu vùng tai, khi gặp lạnh đột ngột sẽ khiến mạch máu bị co nhanh chóng và khiến dây thần kinh số 7 bị tổn thương. Khi bị liệt dây thần kinh số 7, nửa mặt bệnh nhân sẽ không thể cử động được. Miệng và nhân trung bị méo, nước mắt bị chảy ra, nói cười khó khăn. Do liệt cơ khép vòng mi nên nhãn cầu sẽ bị đẩy lên mắt chỉ còn lộ lòng trắng, không nhắm, chớp được mắt, mắt luôn mở.
Khi bị liệt dây thần kinh số 7, bệnh nhân sẽ bị méo miệng
Những người dễ bị trúng gió, méo miệng là: phụ nữ có thai, người bị bệnh đái tháo đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch do xạ trị, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), có tiền sử hạ đường huyết, tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch. Trúng gió, méo miệng liên quan đến hệ thần kinh nên có thể để lại hậu quả nghiêm trọng hoặc di chứng lâu dài nếu không được sơ cứu, điều trị kịp thời, đúng cách.
Cách xử trí khi bị trúng gió, méo miệng?
Khi phát hiện thấy một bên mặt hơi cứng khác thường, soi gương thấy một bên bị xệ xuống, miệng méo, mắt bên bệnh không thể nhắm kín và có nước mắt chảy ra… thì không nên cho rằng mình bị tai biến mạch máu não. Cần bình tĩnh xem xét, nếu thấy các triệu chứng chỉ có ở mặt thì nên nghĩ tới chứng liệt dây thần kinh mặt.
Khi người thân bị liệt mặt, méo miệng, tuyệt đối không được cạo gió. Nếu những người có bệnh sử mạn tính như tăng huyết áp thì cần cho uống thuốc hạ huyết áp và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não để được cứu chữa kịp thời.
Trúng gió méo miệng thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, giao mùa… Vì vậy, để đề phòng bị trúng gió méo miệng, cần bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngày lạnh trước khi ra đường nên đội mũ che tai, quàng khăn để tránh gió lùa vào tai, cổ, giữ ấm đôi bàn chân. Người cao tuổi phải hết sức cẩn thận với những thay đổi thời tiết đột ngột, bởi việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, nóng quá hoặc lạnh quá, đều có thể kích hoạt thần kinh giao cảm và xuất tiết những hormone như catecholamine dẫn đến tai biến do tăng huyết áp. Trời lạnh còn làm tăng hiệu ứng trên do tác động se da và co mạch ngoại biên.
Khi ngồi trong phòng điều hòa, cần tránh luồng khí lạnh phả ra từ phía sau. Thường xuyên vận động vai, gáy, cổ để máu huyết lưu thông. Khi ngủ dậy nên nằm trên giường 5 phút cho tỉnh hẳn trước khi xuống giường… Ngoài ra cần tăng cường thể dục thể thao để tăng sức để kháng cho cơ thể.
Để bảo vệ mắt bên liệt khỏi gió bụi và tránh biến chứng viêm loét giác mạc, cần đeo kính râm lót gạc sạch bên trong và rửa mắt hàng ngày bằng dung dịch nước muối NaCl 0,9% hoặc cloramphenicol 0,4%.
Để chữa chứng trúng gió liệt mặt có thể uống thuốc nội khoa kết hợp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu...
Bình luận của bạn