Đừng nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng phát sinh do nhiều tác nhân như phấn hoa, lông thú...

Bột gừng giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa

Trẻ ăn cá, lớn giảm viêm mũi dị ứng

Probiotics giúp giảm viêm mũi dị ứng theo mùa

Ké đầu ngựa chữa viêm mũi dị ứng

Dễ nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng

Thời gian xuất hiện: Cảm lạnh và viêm mũi dị ứng đều xuất hiện trong mùa lạnh. Nhiều người không biết mình bị bệnh gì nên khi có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi thì chỉ nghĩ mình bị cảm lạnh. 

Triệu chứng: Cảm lạnh và viêm mũi dị ứng thường có triệu chứng giống nhau như: Hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi...

Phân biệt như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh:

- Cảm lạnh thông thường là bệnh truyền nhiễm do virus. Khi cơ thể không thích ứng kịp với thời tiết, hệ miễn dịch bị suy yếu khiến các loại virus tấn công vào cơ thể và gây ra các triệu chứng ở đường hô hấp trên như mũi, họng.

- Viêm mũi dị ứng là tình trạng hệ miễn dịch phản ứng với các tác nhân ngoài môi trường như phấn hoa, bụi… Viêm mũi dị ứng không lây và không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có liên quan đến yếu tố di truyền.

Ngoài hắt hơi, sổ mũi người bị cảm lạnh thường bị sốt, đau nhức toàn thân

Triệu chứng của bệnh:

- Triệu chứng của viêm mũi dị ứng xuất hiện ngay khi tiếp xúc với dị nguyên và khi đã loại bỏ các dị nguyên. Khi các dị nguyên bị loại bỏ, các dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi sẽ biến mất, cơ thể sẽ khỏe mạnh bình thường.

- Biểu hiện cảm lạnh xuất hiện từ từ và kết thúc cũng lâu hơn so với bệnh viêm mũi dị ứng. Ngoài hắt hơi, sổ mũi thì người bị cảm lạnh có thể bị sốt, đau nhức toàn thân. Ở người bệnh viêm mũi dị ứng không có biểu hiện này. 

Thời gian kéo dài bệnh:

- Viêm mũi dị ứng có thể biến mất chỉ trong vài ngày hoặc kéo dài cả tháng (nếu như tiếp xúc với dị nguyên trong thời gian dài).

- Cảm lạnh thường diễn ra trong 3 – 14 ngày.

Điều trị 2 bệnh như thế nào?

- Cảm lạnh: Bệnh nhân bị cảm lạnh thường được bác sỹ kê đơn thuốc hạ sốt, thuốc chống nghẹt mũi, thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài việc dùng thuốc, súc miệng bằng nước muối, xịt mũi bằng nước muối bạn cũng nên nghỉ ngơi để chóng khỏe.

- Viêm mũi dị ứng: Khi bạn bị dị ứng, bác sỹ sẽ cho bạn sử dụng các thuốc chống dị ứng. Bạn nên thực hiện các test dị ứng để xác định tác nhân gây dị ứng.

Phòng ngừa như thế nào?

- Viêm mũi dị ứng: Đế ngăn chặn các triệu chứng viêm mũi dị ứng, bạn hãy tránh các tác nhân khiến bạn bị dị ứng như: Phấn hoa, thực phẩm, lông động vật, mùi hương…

- Cảm lạnh: Để ngăn chặn triệu chứng cảm lạnh và ngăn chặn virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể, bạn nên tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung thêm thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe. Lưu ý là, trước khi dùng bất kỳ sản phẩm gì, đừng quên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia trước khi sử dụng.

Liệu pháp miễn dịch – Điều trị tận gốc căn nguyên dị ứng
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp duy nhất điều trị tận gốc căn nguyên gây dị ứng. Đây là phương pháp cho bệnh nhân hấp thụ với liều tăng dần dị nguyên nhằm giảm các triệu chứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với chính dị nguyên đó.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp