Cần biết gì về rung nhĩ - dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm?

Khi bắt đầu có các triệu chứng rõ rệt, nhiều người mới bắt đầu lo lắng tìm hiểu về nhịp tim

Có các cây thuốc Nam nào giúp trị bệnh nhịp tim nhanh?

Nhịp tim 140 nhịp/phút, kèm đau thắt ngực có nguy hiểm không?

Chuyên gia giải đáp: Tim đập nhanh có sao không?

Cách điều trị tim đập nhanh và phòng ngừa bệnh tái phát

Đối với hầu hết những người trưởng thành, nhịp tim khi nghỉ ngơi sẽ nằm trong khoảng từ 60 - 100 nhịp/phút. Nhịp tim khi nghỉ thấp hơn (dưới 40 nhịp/phút) có thể cho thấy bạn có chức năng tim mạch tốt. Nhưng nếu nhịp tim chậm đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, lo lắng, lú lẫn… bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Ngược lại, nhịp tim khi nghỉ nhanh (quá 100 nhịp/phút) có thể cho thấy bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch. Khi trái tim đập quá nhanh, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, có khả năng tim sẽ không bơm đủ máu đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đối với những người trên 65 tuổi, nắm rõ chỉ số nhịp tim của bản thân sẽ hữu ích trong việc hiểu các rủi ro tiềm ẩn, từ đó có kế hoạch phòng bệnh tốt hơn.

 

Trong số các dạng rối loạn nhịp tim, rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp nhất. Bệnh đặc trưng bởi nhịp tim bất thường bắt nguồn từ các buồng trên tim. Khi bị rung nhĩ, người bệnh có thể thấy nhịp tim đập rất nhanh và không đều, có thể lên tới 140 - 200 nhịp/phút khi nghỉ ngơi. Rung nhĩ có thể diễn ra theo từng cơn, từng giai đoạn ngắn, hoặc có thể là tình trạng mạn tính, vĩnh viễn. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ có thể giúp bạn phòng ngừa được các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như đột quỵ.

Bệnh rung nhĩ thường liên quan tới yếu tố tuổi tác. Theo tạp chí Tăng huyết áp của Mỹ (American Journal of Hypertension), chỉ tính riêng ở Mỹ, tỉ lệ mắc bệnh rung nhĩ đã rơi vào khoảng 1 - 2% dân số, hay khoảng 3,3 triệu người.

Các dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ bao gồm: Tim đập nhanh, đau tức ngực, chóng mặt, thấy rất mệt mỏi và khó thở. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh rung nhĩ lại không có triệu chứng gì cảnh báo. Do đó, việc phát hiện và chẩn đoán rung nhĩ sẽ cần tới sự kết hợp chặt chẽ giữa người bệnh và các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, có  khoảng 30% người bệnh rung nhĩ không được chẩn đoán, không biết mình mắc bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo việc khám sức khỏe định kỳ nên bao gồm cả đo điện tâm đồ, hoặc kết hợp với theo dõi nhịp tim bằng các thiết bị hiện đại như đồng hồ thông minh (smartwatch) để có thể phát hiện sớm rung nhĩ.

Một số yếu tố nguy cơ sau có thể làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ của một người: Gia đình bạn có người thân bị rung nhĩ; Tiền sử tăng huyết áp, bệnh tim mạch; Tuổi cao; Có thói quen uống nhiều rượu bia… Để phòng ngừa, cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn, bạn nên chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn, thường xuyên theo dõi nhịp tim của mình.

Vi Bùi (Theo Aspentimes)

 

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.

Ninh-Tam-Vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch