- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Mục tiêu điều trị tim đập nhanh bao gồm làm chậm nhịp tim ngắn hạn và dài hạn
Đã đốt điện tim 2 lần nhưng vẫn có nhịp nhanh cần làm gì?
Dùng thảo dược khổ sâm trị tim đập nhanh có tốt không?
Cách làm giảm hồi hộp, tim đập nhanh tại nhà hiệu quả nhất
Nhịp tim nhanh xoang là gì và có cách nào điều trị hiệu quả?
Nhìn chung, mục tiêu của điều trị tim đập nhanh sẽ bao gồm việc làm chậm nhịp tim ngay tại thời điểm diễn ra cơn nhịp tim nhanh và ngăn chặn các đợt tim đập nhanh tái diễn trong tương lai.
Có một số bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh (rối loạn điện giải, bệnh tuyến giáp, nhiễm độc, nhiễm trùng), việc điều trị các bệnh lý này có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa các cơn tim đập nhanh về sau này.
Các phương pháp làm chậm nhịp tim nhanh
Tình trạng tim đập nhanh sinh lý (do các nguyên nhân như tập thể dục, căng thẳng, uống nhiều cà phê…) có thể tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, với các tình trạng tim đập nhanh bệnh lý, người bệnh có thể cần phải dùng thuốc hoặc áp dụng một số phương pháp điều trị khác để làm chậm nhịp tim:
- Nghiệm pháp Vagal (Vagal maneuvers): Bao gồm các thao tác ảnh hưởng tới dây thần kinh phế vị, giúp kiểm soát và ngăn chặn nhịp tim nhanh. Bạn có thể thực hiện các hành động như ho mạnh, rửa mặt với nước mát… để làm chậm nhịp tim nhanh.
- Dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thuốc điều trị nhịp tim nhanh phổ biến nhất hiện nay là nhóm thuốc chẹn beta giao cảm, ngoài ra còn một số thuốc chống loạn nhịp tim khác.
- Sốc điện chuyển nhịp: Đây là một thủ tục y tế được thực hiện để phục hồi nhịp tim bình thường cho những người bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh cần được điều trị khẩn cấp.
- Triệt đốt rối loạn nhịp tim/đốt điện tim: Với biện pháp này, các bác sĩ có thể luồn một hoặc nhiều ống thông nhỏ, linh hoạt qua một động mạch (thường là ở háng) và dẫn tới tim. Các cảm biến (điện cực) trên đầu ống thông sẽ phát ra năng lượng nhiệt để tạo ra các vết sẹo nhỏ trong tim, nhằm chặn các tín hiệu điện bất thường và phục hồi nhịp tim.
Biện pháp này chỉ được chỉ định trong trường hợp người bệnh đã thay đổi lối sống và dùng thuốc điều trị mà không cải thiện được tình trạng nhịp tim nhanh. Đây không phải là biện pháp điều trị ưu tiên hàng đầu (dù có tỉ lệ thành công lên đến 90%) vì thủ thuật phức tạp, chi phí thực hiện cao, có khả năng tái phát các ổ nhịp nhanh khác…
- Máy tạo nhịp tim: Đây là một thiết bị nhỏ được cấy ghép dưới da ở vùng ngực. Khi cảm nhận được cơn nhịp tim không đều, máy tạo nhịp tim sẽ phát xung điện giúp tim phục hồi lại nhịp tim bình thường.
- Đặt máy khử rung tim: Chỉ định trong trường hợp người bệnh có các rối loạn nhịp nhanh nguy hiểm như rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh… Theo đó, đây là một thiết bị chạy bằng pin, được cấy dưới da gần xương đòn. Tương tự như máy tạo nhịp tim, máy khử rung tim cũng sẽ liên tục theo dõi nhịp tim. Nếu phát hiện ra nhịp tim không đều, thiết bị sẽ phát ra các cú sốc để thiết lập lại nhịp tim.
- Thủ thuật Maze: Với thủ thuật này, các bác sĩ có thể rạch những đường nhỏ tại tâm nhĩ để tạo ra mê cung các mô sẹo. Tín hiệu điện của tim không thể đi qua các mô sẹo này. Do đó, mê cung có thể chặn các tín hiệu điện tim đi lạc gây ra một số loại nhịp tim nhanh.
- Phẫu thuật: Đôi khi việc phẫu thuật tim là cần thiết để phá hủy đường dẫn điện phụ gây tim đập nhanh. Phẫu thuật thường chỉ được thực hiện khi các lựa chọn điều trị khác không có hiệu quả.
Phòng ngừa các đợt tim đập nhanh trong tương lai
Để phòng ngừa bệnh tái phát, sau khi điều trị giảm nhịp tim nhanh bằng các phương pháp trên, người bệnh cũng không nên chủ quan mà cần dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cũng nên chú ý đến điều chỉnh lối sống sinh hoạt như:
- Kiểm soát căng thẳng, giảm áp lực, stress bằng cách dành thời gian cho bản thân, ngủ đủ giấc, nghe nhạc cổ điển, đọc sách, trò chuyện, tâm sự với người thân, bạn bè.
- Tập thể dục thường xuyên với những bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga… để tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Tập thiền, tập hít thở (hít sâu, thở chậm) để kiểm soát nhịp tim.
- Ăn uống lành mạnh, cụ thể là ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi (bơ, chuối, cà chua, táo, cam), ăn nhiều cá biển, đậu nành, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế tiêu thụ đồ chế biến quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn bán sẵn.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, trà đặc, cà phê.
Bên cạnh các biện pháp trên, người bị tim đập nhanh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Theo đó, các thảo dược như khổ sâm, đan sâm, hoàng đằng… đã được chứng minh hỗ trợ giúp ổn định nhịp tim hiệu quả. Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng.
Vi Bùi (Theo Mayoclinic)
TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Bình luận của bạn