Biến chứng giảm tiểu cầu nguy hiểm do sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thể nặng dễ xảy ra nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời

Dòng chảy Sức khỏe+: Đã có 100 ca tử vong do sốt xuất huyết

Dòng chảy Sức khỏe+: Số ca sốt xuất huyết nặng tăng do thiếu thuốc

Những sự kiện y tế đáng chú ý trong 7 ngày qua

AI Florence sẽ hỗ trợ y tế tại World Cup 2022

Biến chứng giảm tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết

Chia sẻ với báo chí, ThS.BS Hà Huy Tình - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện Đa khoa Đống Đa (Hà Nội) cho hay, đơn vị vừa điều trị cho một trường hợp mắc sốt xuất huyết có tiểu cầu hạ về 0 hiếm gặp.

Được biết, tại khu vực người bệnh sinh sống đang có dịch sốt xuất huyết, nhưng do chỉ sốt cao một ngày nên bệnh nhân chủ quan không đi thăm khám.

Đến ngày thứ 3 sau sốt, trong lúc đi đánh răng thấy máu tươi chảy ra ồ ạt. Ngay lập tức bệnh nhân được đưa vào BVĐK huyện Thanh Oai thăm khám, phát hiện bệnh nhân dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số tiểu cầu 0g/L, nên ngay lập tức bệnh nhân được chuyển tới BVĐK Đống Đa. Bệnh nhân còn có tiền sử tăng huyết áp, bị chảy máu các khối u sùi do biến chứng gout.

BS Hà Huy Tình thăm khám lại cho bệnh nhân sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

BS Hà Huy Tình thăm khám lại cho bệnh nhân sốt xuất huyết bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng - Ảnh: Sức khỏe & Đời sống

Theo BS Tình, biến chứng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết là điều bình thường, tuy nhiên mức tiểu cầu về 0 là trường hợp hiếm gặp. Khi bị sốt xuất huyết, virus gây bệnh sẽ ức chế khu vực sản xuất tiểu cầu (tủy xương) làm giảm khả năng sản xuất tiểu cầu. Ngoài ra, các kháng thể được tạo ra trong giai đoạn sốt xuất huyết cũng phá hủy một lượng lớn tiểu cầu… gây nên tình trạng giảm tiểu cầu ở bệnh nhân sốt xuất huyết.

Số lượng tiểu cầu trong máu giảm sẽ gây tình trạng xuất huyết, máu khó đông, khả năng chống nhiễm trùng của người bệnh cũng giảm đi. Nếu không được truyền tiểu cầu kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết niêm mạc, xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng hoặc thậm chí là có biến chứng xuất huyết não dẫn tới tử vong.

Xuất huyết niêm mạc là dấu hiệu thường gặp nhưng cần để ý khi bị sốt xuất huyết

Xuất huyết niêm mạc là dấu hiệu thường gặp nhưng cần để ý khi bị sốt xuất huyết

Khi mắc sốt xuất huyết, giai đoạn nguy hiểm thường vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh, khi biểu hiện sốt đã giảm khiến nhiều người chủ quan. Trong khi đó, cơ thể lại xuất hiện các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng do giảm tiểu cầu trong máu:

- Xuất huyết trên da: Các chấm xuất huyết rải rác hoặc ở cẳng tay cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng…

- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, đi ngoài có phân đen hoặc máu, đi tiểu ra máu. Ở nữ có thể có kinh nguyệt kéo dài hoặc đến sớm hơn kỳ hạn.

- Xuất huyết nặng: Chảy máu mũi nặng (cần nhét bấc hoặc gạc cầm máu), xuất huyết âm đạo nặng, xuất huyết trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng (phổi, não, gan, lách, thận). Người thân cần chú ý triệu chứng xuất huyết kèm tình trạng sốc, vật vã, bứt rứt, tay chân lạnh, mạch nhanh, tiểu ít…; Suy hô hấp, suy tim, gan hoặc các cơ quan khác.

Cần chủ động phòng dịch sốt xuất huyết

Ngành y tế quận Hoàn Kiếm ra quân phòng bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: Sở Y tế Hà Nội

Ngành y tế quận Hoàn Kiếm ra quân phòng bệnh sốt xuất huyết - Ảnh: Sở Y tế Hà Nội

Ngày 18/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội cho biết, tuần qua có thêm 1.034 ca sốt xuất huyết tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã. Cộng dồn từ đầu năm nay, Hà Nội đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Không chỉ các địa phương ngoại thành, ngay khu vực nội đô như quận Hoàn Kiếm cũng vẫn còn một số ổ dịch sốt xuất huyết. Số ca mắc sốt xuất huyết của quận tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là địa bàn có mật độ dân số cao, nhà ở chật chội, tồn tại nhiều dụng cụ chứa nước không nắp đậy, khách du lịch đông. Đồng thời, hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa xuất hiện sớm xen kẽ nắng nóng là những yếu tố thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển.

Ngành y tế tiếp tục khuyến cáo, đề nghị người dân dành 10 – 15 phút mỗi tuần, để tự làm sạch nơi ở, nơi làm việc, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng/bọ gậy.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn