Ăn gì để tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết?

Nhiều thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất tốt cho người tiểu cầu thấp

Tiểu cầu giảm dưới 150 G/l có nguy hiểm?

Ăn gì để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Giảm tiểu cầu nguy hiểm như thế nào?

Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết: Ăn gì giúp tăng nhanh nhất?

Thực phẩm giàu folate

Folate là một nhóm các chất thường được biết đến dưới dạng vitamin B9, rất cần thiết cho các tế bào máu, tham gia vào quá trình hình thành tiểu cầu. Người lớn cần ít nhất 400mcg folate/ngày và phụ nữ mang thai cần 600mcg/ngày. Các thực phẩm chứa folate bao gồm: các loại rau có màu xanh đậm (như rau chân vịt, súp lơ), ngũ cốc, gan bò, đậu trắng (còn gọi là đậu mắt đen).

Thực phẩm giàu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào hồng cầu

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào hồng cầu

Mức độ vitamin B12 thấp có thể dẫn đến giảm tiểu cầu trong máu. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), người trên 14 tuổi cần 2,4mcg vitamin B12/ngày, phụ nữ có thai hay đang cho con bú cần 2,8mcg vitamin B12/ngày.

Vì vậy, bạn có thể bổ sung vitamin B12 từ thịt bò, gan bò, trứng, cá hồi, cá ngừ, cá hồi vân. Vitamin B12 thường có nhiều trong lòng đỏ trứng, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý chỉ nên ăn khoảng 3-4 quả trứng/tuần. Người ăn chay có thể bổ sung vitamin B12 từ ngũ cốc, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân.

Nguồn bổ sung vitamin C

Một lượng vitamin C từ 400-2000 mg hàng ngày có thể giúp tăng lượng tiểu cầu trong cơ thể, nó cũng là chất chống oxy hóa làm tăng miễn dịch, tăng đề kháng cho cơ thể. Với người tiểu cầu thấp do sốt xuất huyết, ăn nhiều thực phẩm bổ sung Vitamin C cũng giúp cải thiện khả năng tổng hợp tiểu cầu.

Bạn nên bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin C như súp lơ xanh, cải brussels (bắp cải mini), trái cây họ cam quýt, kiwi, ớt chuông, dâu tây…

Thực phẩm giàu Vitamin K

Vitamin K trong thực phẩm giúp sản sinh đủ tế bào tiểu cầu cho cơ thể

Vitamin K trong thực phẩm giúp sản sinh đủ tế bào tiểu cầu cho cơ thể

Đây là loại vitamin cần thiết cho quá trình đông máu, còn được gọi là “vitamin đông máu”. Những tế bào tiểu cầu chỉ tồn tại trong khoảng 10 ngày và cần lượng tế bào mới sản sinh để thay lượng tế bào đã mất. Vitamin K rất cần thiết để giúp tế bào tiểu cầu tăng trưởng ở mức tối đa.

Một số thực phẩm tự nhiên giàu vitamin K bạn có thể đưa vào thực đơn mỗi ngày như rau xà lách, cải xoăn, cải rổ, củ cải, bí ngô, đậu nành.

Thực phẩm nhiều acid béo omega-3

Nghiên cứu chứng minh bổ sung lượng vừa đủ acid béo omega-3 có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như tăng mức tiểu cầu trong máu. Do vậy, người bị sốt xuất huyết nên ăn nhiều loại thực phẩm này giúp tăng đề kháng và cải thiện lượng tiểu cầu. Acid béo omega-3 được tìm thấy trong các loại thực phẩm như hạt như hạt lanh, hạt óc chó, rau bina, cá.

Thực phẩm giàu sắt

Nhiều nghiên cứu cho thấy sắt có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị thiếu máu. Những thực phẩm giàu sắt có thể kể đến như hàu, gan bò, chocolate đen, đậu phụ, đậu lăng, đậu trắng, đậu thận.

LƯU Ý: khi bị giảm tiểu cầu, bạn cũng cần hạn chế ăn một số thực phẩm như các loại dầu ăn không được chiết xuất từ thực vật, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ, cà phê, thức ăn cay, rượu bia để cơ thể sớm phục hồi.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp