- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Làm sao phân biệt rối loạn thần kinh tim với các vấn đề tim mạch khác?
Ngoại tâm thu là gì và các dạng ngoại tâm thu thường gặp
Tăng huyết áp có thể gây rối loạn nhịp tim?
Ngoại tâm thu, đánh trống ngực: Chỉ dùng thuốc chẹn beta liệu có đủ?
1 ly rượu vang mỗi ngày có làm tăng nguy cơ rung nhĩ?
Rối loạn thần kinh tim (hay còn gọi là cường giao cảm hoặc rối loạn thần kinh thực vật) là hiện tượng rối loạn không rõ nguyên nhân, có liên quan đến tim và gây ra các tình trạng tim đập nhanh, tim đập chậm, ngoại tâm thu…
Trên thực tế, rối loạn thần kinh tim không phải một bệnh tim thực thể, nguyên nhân bởi không có phần nào của trái tim thật sự bị tổn thương. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống, do đó bạn không nên bỏ qua những triệu chứng cảnh báo rối loạn thần kinh tim dưới đây:
Đánh trống ngực, hồi hộp
Đây được coi là biểu hiện dễ nhận biết và thường gặp nhất. Nếu bạn hay cảm thấy tim đập nhanh bất thường, tim đập rất mạnh… hãy cảnh giác với tình trạng rối loạn thần kinh tim. Triệu chứng đánh trống ngực, hồi hộp, hụt hẫng xảy ra thường xuyên có thể khiến người bệnh cảm thấy lo lắng và sợ hãi.
Khó thở, thở nhanh
Người bị rối loạn thần kinh tim sẽ hay bị khó thở, hụt hơi
Người bệnh có thể cảm thấy khó thở, hụt hơi, cảm thấy như không thể hít một hơi dài hết khả năng của mình và phải rướn người ra phía trước để thở. Tình trạng khó thở thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn tới những nơi đông đúc, ồn ào.
Nguyên nhân là do rối loạn thần kinh tim khiến cho cơ hoành tại vùng ngực bị rối loạn chức năng, co thắt bất thường.
Đau tức ngực
Người bị rối loạn thần kinh tim có thể bị đau, nóng và rát ở vùng tim hoặc thấy căng tức nơi lồng ngực, thậm chí là đau nhói hoặc đau thắt ngực. Cơn đau thường sẽ xuất hiện bất ngờ khiến người bệnh cảm thấy như bị nghẹt thở, căng tức vùng ngực. Đôi khi, cơn đau tức ngực còn có thể lan tới cả cánh tay trái.
Chóng mặt
Rối loạn thần kinh tim có thể gây ra cảm giác choáng váng, đứng không vững hoặc như muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi. Triệu chứng này xảy ra do tim đập quá nhanh gây thiếu máu lên não hoặc hạ huyết áp tư thế đột ngột.
Tăng thông khí
Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng. Sau đó, người bệnh sẽ cảm thấy lo âu, hốt hoảng, thở gấp, thậm chí choáng ngất. Để giảm triệu chứng này, bạn có thể bịt mũi lại, nín thở trong vài giây.
Tay chân run và đổ mồ hôi
Triệu chứng này sẽ xuất hiện khi người bệnh rối loạn thần kinh tim bị hốt hoảng, quá xúc động. Theo đó, tim đập nhanh kèm theo chân tay run, cơ thể đổ mồ hôi nhiều thường là do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.
Cơ thể mệt mỏi, kiệt sức
Người bị rối loạn thần kinh tim sẽ thường hay thấy uể oải, thiếu sức sống. Tình trạng này thường sẽ kéo dài và khó hồi phục dù người bệnh đã nghỉ ngơi nhiều.
Mất ngủ
Luôn cảm thấy lo lắng, bồn chồn vô cớ có thể dẫn đến tình trạng trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
Ngoài ra, rối loạn thần kinh tim còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, da khô, giảm ham muốn tình dục… Ở giai đoạn đầu, rối loạn thần kinh tim có thể chỉ khiến người bệnh cảm thấy bất an, khó chịu. Thế nhưng, khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh sẽ luôn trong tình trạng hoang mang, sợ hãi và dễ bị trầm cảm. Những yếu tố này có thể khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trầm trọng hơn.
Vi Bùi H+ (Tổng hợp)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương - hỗ trợ làm giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh
Với thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, Ninh Tâm Vương giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh (nhịp nhanh nhĩ, thất, nhịp nhanh xoang), người mắc các bệnh tim, bệnh mạch vành, người bị di chứng sau biến cố tim mạch...
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn