Căng thẳng khi mang thai có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Khi mang thai, căng thẳng quá mức có thể làm tăng nguy cơ sinh non (sinh trước 37 tuần mang thai).

Vì sao phụ nữ mang thai cũng bị trầm cảm?

Trầm cảm khi mang thai có liên quan đến bệnh đái tháo đường

Những điều mẹ bầu cần biết về trầm cảm khi mang thai

7 phương pháp giúp bà bầu thoát khỏi trầm cảm và nguy cơ sảy thai

Nguyên nhân gây ra căng thẳng khi mang thai?

Nguyên nhân gây căng thẳng sẽ khác nhau đối với từng phụ nữ, nhưng đây là một số nguyên nhân phổ biến khi mang thai:

- Cơ thể mệt mỏi do buồn nôn, táo bón hoặc đau lưng.

- Hormone thay đổi khiến tâm trạng của mẹ bầu thay đổi

- Lo lắng về quá trình chuyển dạ hoặc cách chăm sóc em bé

- Căng thẳng trong công việc

- Cuộc sống bận rộn

- Bạo lực gia đình

Tác hại của căng thẳng trong thai kỳ

Nếu sức khỏe của người mẹ tốt thì đương nhiên, thai nhi cũng được phát triển tốt và ngược lại. Khi mẹ bầu có tâm lý không vững vàng, stress thường xuyên thì bé sẽ không được phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số nguy cơ của thai nhi khi mẹ bầu gặp căng thẳng:

1, Tác động đến sự phát triển trí não

Các nghiên cứu cho thấy căng thẳng của người mẹ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ đang phát triển của thai nhi. Bộ não đang phát triển rất nhạy cảm với các hormone gây căng thẳng và việc tiếp xúc với nồng độ cortisol cao có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của não. Việc tiếp xúc kéo dài với các hormone gây căng thẳng có thể cản trở sự hình thành các cấu trúc và kết nối quan trọng của não, dẫn đến những hậu quả lâu dài đối với chức năng nhận thức, cảm xúc và hành vi của trẻ.

2. Sinh non và nhẹ cân

Một trong những ảnh hưởng đáng kể nhất của sự căng thẳng của người mẹ đối với thai nhi là cân nặng khi sinh thấp. Những mẹ bầu gặp căng thẳng có xu hướng ăn quá nhiều, hoặc ăn quá ít, thậm chí bỏ bữa sẽ khiến cho thai nhi không được cung cấp cân bằng và đầy đủ dưỡng chất để phát triển. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho thai nhi dễ bị nhẹ cân và làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng cho trẻ trong tương lai.

Cân nặng khi sinh thấp cũng làm tăng khả năng chậm phát triển, biến chứng khi sinh và các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra nhẹ cân có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính cao hơn, chẳng hạn như bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

3, Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của trẻ

Sự căng thẳng của người mẹ khi mang thai có thể tác động đến thai nhi theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả về tinh thần và cảm xúc. Sức khỏe cảm xúc của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng của người mẹ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị căng thẳng có thể dễ bị lo lắng, trầm cảm và các vấn đề về hành vi sau này trong cuộc sống. Do đó, kiểm soát căng thẳng khi mang thai là rất quan trọng để thúc đẩy một môi trường lành mạnh hơn cho cả mẹ và thai nhi.

Hạn chế căng thẳng trong thai kỳ

Kiểm soát căng thẳng khi mang thai là rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp giảm bớt căng thẳng:

1. Ưu tiên việc tự chăm sóc bản thân: Tham gia vào các hoạt động mang lại niềm vui và thư giãn.

2. Duy trì hoạt động thể chất: Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng.

3. Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc chuyên gia về cảm xúc của bạn.

4. Thực hành chánh niệm: Thiền hoặc các bài tập thở sâu có thể làm dịu tâm trí.

5. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng: Ăn thực phẩm bổ dưỡng để hỗ trợ sức khỏe của bạn.

6. Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo ngủ đủ giấc để trẻ hóa cơ thể và tâm trí.

7. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng: Tránh những tác nhân kích thích không cần thiết và tập trung vào những trải nghiệm tích cực.

 
Việt An (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ