Stress, căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị nghiến răng
Ăn gì để giảm stress, tránh lão hóa da?
4 cách tự nhiên để giảm stress, giúp bạn bình tĩnh sống
5 căn bệnh nguy hiểm có liên quan tới sức khỏe răng miệng kém
Những lời khuyên giúp cải thiện sức khỏe răng miệng
Nghiến răng, mòn răng
Stress là nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị nghiến răng. Nghiến răng trong thời gian dài có thể khiến răng bị mài mòn và mất hết lớp men răng. Điều này có thể khiến răng bị vỡ, lung lay hoặc rụng răng. Bởi vậy, nếu bạn nhận thấy răng của mình bị mòn hoặc ngắn đi thì hãy gặp bác sỹ nha khoa ngay. Bác sỹ sẽ tư vấn cho bạn cách bảo vệ răng không bị mòn thêm nữa.
Đau, nhức hàm
Nghiến răng khi căng thẳng có thể dẫn đến đau nhức hàm
Ước tính khoảng 30% người trưởng thành sẽ bị nhức, đau hàm ở một thời điểm trong đời. Đau, nhức hàm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Căng thẳng là một trong số đó.
Khi căng thẳng, bạn có thể vô thức nghiến răng quá chặt dẫn đến đau, nhức hàm. Hãy thử các biện pháp thư giãn để kiểm soát mức độ căng thẳng, không để nó tàn phá sức khỏe của bạn.
Chảy máu một chút khi đánh răng không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu bạn bị chảy máu chân răng liên tục thì nó lại là vấn đề cần điều trị sớm.
Hãy đi khám để biết được nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp. Chảy máu chân răng thường là triệu chứng bệnh về nướu như viêm nướu hay viêm nha chu. Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây bệnh và nó còn làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Áp xe răng
Áp xe (abscess) răng là một tập hợp mủ hình thành trong răng, nướu hoặc xuơng quanh miệng do nhiễm vi khuẩn. Áp xe răng thường không gây vấn đề lâu dài nhưng chúng có thể gây đau đớn, khó chịu.
Áp xe răng có thể xảy ra khi cơ thể bị căng thẳng. Khi đó, khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể bị suy yếu.
Vấn đề ở tủy răng
Căng thẳng, stress cũng có thể gây ra các vấn đề ở tủy răng
Mô bị tổn thương hoặc nhiễm trùng trong tủy răng có thể cực kỳ đau đớn. Căng thẳng có thể làm bạn nghiến răng. Nghiến răng quá mức có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng ở các dây thần kinh trong răng. Vì thế, hãy cố gắng kiểm soát mức độ căng thẳng của mình.
Hôi miệng
Khi căng thẳng, cơ thể dễ tích tụ acid trong dạ dày. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trào ngược acid, gây hôi miệng.
Khi gặp tình trạng này, bạn cần đi khám bác sỹ để có thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, các biện pháp giảm căng thẳng không bao giờ là thừa cả.
Bình luận của bạn