Lợn Mangalica từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Thịt lợn ăn bao nhiêu 1 ngày là đủ?
Làm sao để bảo quản thịt lợn mà vẫn tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng?
Muốn duy trì và củng cố cơ bắp, đừng bỏ qua loại thịt này!
Có gì trong thịt lợn - loại thịt phổ biến nhất thế giới?
Không chỉ cực nhiều mỡ, lợn Mangalica còn có lớp lông xoăn dày, khiến chúng trông chẳng khác nào những con cừu. Lông cừu có thể có màu đen, hoặc đỏ, đôi khi có màu vàng.
Lợn Mangalica từng gần như tuyệt chủng vào những năm 1990, khi số lượng chỉ chưa đầy 200 con. Vì sao mà một giống lợn từ cực kỳ phổ biến vào những năm 1800 lại gần như tuyệt chủng vào những năm 1990? Câu trả lời nằm ở mỡ lợn.
Mangalica là giống lợn “kiểu mỡ”, và trước khi dầu thực vật được phổ biến rộng rãi, mỡ lợn thường được dùng để nấu nướng. Mỡ lợn cũng được sử dụng để làm nến, xà phòng và mỹ phẩm... Ngay cả các chất bôi trơn, dầu nhờn công nghiệp cũng được sản xuất từ loại chất béo có giá trị này.
Lợn Mangalica rất nhiều mỡ
Vào thế kỷ XX, mỡ bắt đầu không được ưa chuộng vì các nhà khoa học lo ngại rằng, chúng chứa chất béo bão hòa nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên, mỡ lợn có chứa ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo bão hòa hơn cả bơ, đồng thời cũng không chứa chất béo chuyển hóa như dầu thực vật.
Do đó, trong những năm gần đây, mỡ lợn đã được ưa chuộng trở lại, do các đầu bếp nhận ra rằng, không có loại nguyên liệu nào có đặc điểm và hương vị giống như mỡ lợn. Người ta bắt đầu sử dụng mỡ lợn trở lại, và các nhà khoa học tiếp tục xem xét các nghiên cứu về mỡ lợn.
Song ở Hungary, vào giữa thế kỷ XX, kỹ thuật chăn nuôi lợn Mangalica đã trở nên không còn phù hợp với xu hướng chăn nuôi mới. Lợn Mangalica cần nhiều không gian tự nhiên để sinh sống, đủ khả năng tự bảo vệ mình bởi thời tiết lạnh giá nhờ lớp lông dày như lông cừu của chúng. Lợn Mangalica cũng phát triển chậm hơn, sinh sản ít hơn các giống lợn nạc đã dần dần thay thế chúng nên rất ít nông dân muốn nuôi giống lợn này. Vào thời điểm đó, lợn Mangalica đã không còn chỗ đứng, chúng trở nên ngày càng hiếm hoi ở Hungary.
Giống lợn đặc biệt với lớp lông dày, xoăn như lông cừu
Vào đầu những năm 1990, chỉ còn 198 con lợn Mangalica, và một nhà di truyền động vật học đã trở nên cực kỳ lo lắng. Ông đã bắt đầu chương trình khuyến khích nông dân tiếp tục nuôi lợn trên đồng cỏ theo phương pháp truyền thống. Các hợp tác xã của nông dân đã được hình thành để bảo vệ giống lợn đặc biệt này. Hơn 20 năm sau, khi số lượng bắt đầu ổn định, xúc xích Mangalica truyền thống với paprika ngọt đã quay lại trở lại thị trường Hungary.
Ngày nay, đã có khoảng 50.000 con lợn Mangalica được nuôi mỗi năm, khiến chúng vừa trở thành giống lợn đặc biệt và cần bảo vệ, nhưng cũng vừa đặt chúng ra khỏi vòng nguy hiểm trước nguy cơ tuyệt chủng. Thậm chí, tại Mỹ cũng có một số nông dân chuyên nuôi lợn Mangalica. Và Slow Food, một tổ chức quốc tế bảo tồn các loại thực phẩm truyền thống, các loại động vật nguy cấp và chống lại quá trình công nghiệp hóa thực phẩm, đã liệt kê lợn Mangalica vào danh sách “Ark of Taste” – thừa nhận chúng như một loại lợn đáng giá cần bảo tồn. Chính phủ Hungary cũng rất nỗ lực trong việc bảo vệ và kiểm soát loài lợn này, đồng thời xác nhận nó như là một “kho báu quốc gia” độc đáo.
Bình luận của bạn