8 điều không nên làm với bầu vú khi cho con bú

Chăm sóc vú giúp bảo vệ nguồn sữa an toàn cho trẻ

Cho trẻ bú mẹ: Các lợi ích của sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ vẫn cần bổ sung vitamin D

Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể bị táo bón không?

8 lợi ích sức khỏe mẹ thu được khi cho con bú

Đừng lơ là khi nứt núm vú

Nứt núm vú thường xảy ra trong những ngày đầu trẻ tập bú mẹ. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do mẹ cho bé bú sai tư thế. Khi bị nứt núm vú nếu không có các biện pháp can thiệp thì tình trạng nứt núm vú sẽ ngày càng trầm trọng hơn và khiến mẹ bị đau. Bởi vậy, ngay khi cảm thấy đau và thấy núm vú bị nứt thì mẹ có thể dùng một số loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sỹ.

Nứt núm vú là hiện tượng hay gặp ở nhiều bà mẹ khi mới cho con bú

Không sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi khi nứt núm vú trước khi cho bé bú

Bạn không nên bôi các loại thuốc mỡ điều trị nứt núm vú ngay trước khi cho trẻ bú. Bởi các loại thuốc này có thể chứa các hóa chất gây hại cho bé và khiến bé gặp phải các vấn đề tiêu hóa hoặc nôn ói khi nuốt phải. Nếu bạn đang sử dụng thuốc mỡ hoặc kem bôi núm vú thì bạn cần lau sạch trước khi cho trẻ bú.

Không sử dụng xà phòng cho núm vú

Tránh xoa trực tiếp xà phòng hay sữa tắm lên núm vú, đặc biệt núm vú bị nứt. Việc dùng xà phòng và sữa tắm có thể khiến núm vú bị khô và nứt nẻ. Khi tắm, không nên chà xát mạnh vào núm vú.

Tránh xoa trực tiếp xà phòng hay sữa tắm lên núm vú khi tắm

Tránh mặc áo ngực chật hoặc áo ngực có gọng

Những chiếc áo ngực chật chội hoặc áo ngực có gọng khiến chị em khó chịu nếu mặc trong nhiều giờ. Áo ngực dành cho các bà mẹ cho con bú là sự lựa chọn tốt nhất vào thời điểm này. Chúng giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, ngoài ra chúng còn được thiết kế đặc biệt giúp bạn cho con bú dễ dàng hơn.

Không nên để tình trạng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng

Khi bị tắc tia sữa bạn nên cố gắng vắt hết sữa trong vú ra để tránh viêm vú. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ trực tiếp cũng là cách đơn giản cải thiện tình trạng tắc tia sữa. Nếu con bạn không chịu bú thì hãy dùng máy hút sữa hoặc dùng tay để vắt sữa vào bình và bảo quản để bé dùng sau này.

Nếu không được điều trị kịp thời, tắc tia sữa có thể gây viêm tuyến vú

Không nên cho trẻ bú ở một bên

Khi cho trẻ bú mẹ, bạn nên cho trẻ bú đều cả 2 bên ngực. Nhiều bà mẹ cảm thấy thoải mái, thuận tay hơn khi trẻ bú ở một bên nhất định. Tuy nhiên, việc này có thể không tốt cho cả mẹ và bé. Khi bé chỉ bú 1 bên lượng sữa tiết ra từ 2 vú sẽ không đều nhau khiến ngực mẹ bị căng tức. Mẹ cũng cần lưu ý, luôn luôn vắt hết sữa thừa sau mỗi cữ bú. Cách này vừa giúp phòng ngừa căng sữa, viêm vú và còn giúp tăng sản xuất sữa.

Mẹ nên cho trẻ bú đều ở cả 2 bên

Không sử dụng miếng lót thấm sữa

Miếng lót thấm sữa dùng cho các mẹ chảy nhiều sữa, bảo vệ núm vú khỏi vi khuẩn gây viêm, nứt núm vú… Tuy nhiên nên thường xuyên thay miếng lót thấm sữa vì nếu miếng lót ẩm ướt có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc phát ban ở vùng da xung quanh núm vú.

Miếng lót thấm sữa giúp bảo vệ núm vú khỏi vi khuẩn gây viêm vú

Tránh tình trạng núm vú bị nhiễm nấm

Nhiễm nấm ở núm vú là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Nó có thể khiến trẻ bị nhiễm nấm từ mẹ khi bú. Trẻ bị nấm miệng có thể bị đau đớn vùng miệng và gặp khó khăn khi bú. Vì vậy, nếu bạn không cẩn thận, bạn có thể khiến con bạn bị nhiễm nấm.

Thanh Tú H+ (Theo Healthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ