- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Bạn nên chú ý tới chế độ ăn, thói quen vệ sinh cá nhân của người bệnh đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có thể dùng thuốc gì để điều trị vết loét?
Những lưu ý để “chung sống hòa bình” với bệnh đái tháo đường
Ăn vào giờ nào giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2?
Chuyên gia khuyên cách xử trí vết chai chân cho người bệnh đái tháo đường
Dưới đây là danh sách những việc bạn có thể làm để chăm sóc người bệnh đái tháo đường mỗi ngày:
Thói quen hàng ngày của người bệnh
Hầu hết người bệnh đái tháo đường đều đã xây dựng được những thói quen hàng ngày cho riêng mình. Một vài người có thể không cần bất kỳ sự trợ giúp nào, nhưng một số người có thể cần được nhắc nhở để thực hiện chúng. Những thói quen này đều có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát đường huyết của người bệnh, do đó nếu có người nhà mắc bệnh đái tháo đường, bạn nên chú ý nhắc họ thực hiện một số điều sau:
- Giữ đường huyết trong mức ổn định: Là người chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường, bạn có thể giúp họ ghi chép lại chỉ số đường huyết, lịch uống thuốc, thời gian tập thể dục, thời gian các bữa ăn cũng như cảm nhận của người bệnh. Những thông tin này có thể giúp các bác sỹ đánh giá mức độ kiểm soát bệnh đái tháo đường, từ đó có thay đổi, điều chỉnh kịp thời (nếu cần).
- Khi người bệnh muốn tập thể dục, bạn nên nhắc nhở họ đợi ít nhất 1 giờ (hoặc lâu hơn) sau khi ăn. Nguyên nhân là bởi sau khi ăn, nồng độ đường huyết có xu hướng cao hơn bình thường. Nếu người bệnh đái tháo đường muốn tập thể dục ngoài trời, bạn nên chuẩn bị cho họ nước uống, viên đường hoặc các món ăn nhẹ giàu carbohydrate khác… để tránh tình huống người bệnh bị hạ đường huyết đột ngột. Người bệnh đái tháo đường cũng cần kiểm tra đường huyết trước, trong và sau khi tập thể dục.
- Căng thẳng có thể ảnh hưởng xấu tới lượng đường huyết. Do đó, người nhà nên khuyên người bệnh thực hiện một số hoạt động giúp giảm căng thẳng như đi bộ, thực hiện các bài tập hít thở sâu, làm vườn, ngồi thiền, nghe nhạc nhẹ hoặc thực hiện các sở thích cá nhân khác.
Nếu người bệnh gặp khó khăn hoặc không thể tự làm các hoạt động trên (đặc biệt là theo dõi đường huyết và ghi nhớ giờ uống thuốc), người nhà có thể chủ động giúp đỡ họ.
Chăm sóc vệ sinh cá nhân
Người bệnh đái tháo đường có thể gặp nhiều vấn đề về răng miệng như bệnh nướu răng, nhiễm nấm, khô miệng… Do đó, việc chăm sóc răng miệng là rất quan trọng. Cụ thể, người thân nên chú ý nhắc nhở người bệnh đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn, cũng như dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.
Chú ý vệ sinh móng tay, móng chân cũng rất quan trọng vì tình trạng móng quặp có thể dẫn tới nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Người nhà có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm tra móng chân 1 lần/tuần, chú ý tới các triệu chứng sưng tấy, nhiễm trùng (nếu có).
Về vấn đề tắm rửa, vệ sinh cá nhân, bạn nên khuyên người bệnh đái tháo đường tắm với xà phòng dịu nhẹ và nước ấm, tránh tắm với nước quá nóng có thể dẫn tới khô da. Người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm, nhưng tránh các vùng da giữa ngón chân, ngón tay.
Trong trường hợp người bệnh đái tháo đường đã mắc biến chứng tổn thương thần kinh, họ có thể không cảm nhận được cơn đau và không biết mình có các vết thương ở bàn chân. Do đó, người nhà nên chú ý giúp người bệnh kiểm tra bàn chân thường xuyên. Chú ý tới các vết cắt nhỏ, các vết loét, vết chai, mụn nước… có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Lựa chọn quần áo phù hợp
Người bệnh đái tháo đường cần chú ý chăm sóc đôi bàn chân. Do đó, họ không nên đi chân trần, ngay cả khi ở trong nhà. Người thân nên chú ý giúp người bệnh đái tháo đường chọn giày dép phù hợp, dép đi trong nhà nên là loại kín các ngón chân. Người bệnh cũng không nên đi tất quá chật để giúp lưu thông máu tốt hơn.
Chú ý tới chế độ ăn uống thường ngày
Có chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết tốt hơn. Do đó, sẽ tốt hơn nếu người bệnh duy trì được việc ăn cùng một thời điểm mỗi ngày, bao gồm cả các bữa chính cũng như các bữa ăn nhẹ. Việc bỏ bất kỳ bữa ăn nào đều có thể khiến đường huyết hạ xuống quá thấp.
Người nhà cũng nên nhắc người bệnh đái tháo đường uống đủ nước, tốt hơn hết là nước lọc hoặc các loại trà; Tránh các thức uống nhiều đường, nhiều caffeine để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Ngoài ra, bạn có thể dành tặng cho người thân của mình những món quà sức khỏe như sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Sự kết hợp của các vị dược liệu như lá xoài, lá neem, hoàng bá, quế chi… được đánh giá rất cao về tác dụng hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết. Từ đó, người bệnh có thể an tâm hơn về việc ít có biến chứng và giảm tác hại của bệnh đái tháo đường đối với sức khỏe.
Vi Bùi (Theo Webmd)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với các thành phần từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Đường huyết lúc đói không ổn định, chỉ số HbA1c tăng cao khiến nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 băn khoăn, lo lắng bởi dù đã thực hiện nhiều cách nhưng đường huyết vẫn lên xuống thất thường và tăng nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Khi đó, bạn có thể cần một giải pháp đến từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex để giúp hỗ trợ hạ đường huyết, kiểm soát đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Sản phẩm sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn