- Chuyên đề:
- Mẹo vặt hay
Mùa Thu Đông là chính vụ của bắp cải, tỏi tây, bí rợ, bông cải xanh...
Cách chế biến canh cua rau đay chuẩn như mẹ nấu
10 thực phẩm bạn đang ăn... sai lè
Những cách chế biến "thân cây" của súp lơ xanh
Đổi vị cho món rau củ hàng ngày thơm ngon hơn
Dưới đây là 8 loại rau củ quả đúng vụ vào mùa Thu Đông và mẹo chế biến rau đúng cách giúp bạn giữ lại những chất dinh dưỡng tối ưu:
1. Bắp cải
Bạn nhận được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi ăn bắp cải sống. Bạn có thể làm salad bắp cải, nước ép bắp cải hoặc bắp cải muối. Chỉ nên nấu bắp cải chín tới thay vì nấu chín nhừ để đảm bảo không bị mất các chất dinh dưỡng trong rau.
Tuyệt đối không nấu bắp cải trong lò vi sóng. Chỉ cần để cải bắp trong lò vi sóng 2 phút cũng sẽ làm mất đi hết những enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa glucosinolate thành các hợp chất có khả năng ngăn chặn ung thư.
2. Bông cải xanh
Nên ăn cả lá, cuống và phần bông cải. Cách tốt nhất là luộc hoặc hấp sơ qua để không làm mất các dưỡng chất bên trong, nếu được, bạn có thể ăn sống hoặc làm sinh tố bông cải. Tuyệt đối không nên chiên xào hoặc chế biến quá chín.
3. Cà rốt
Khác với một số loại rau củ khác phải ăn sống mới hấp thu được dưỡng chất, cà rốt nấu chín hay đã xay ép thành nước đem lại nhiều chất dinh dưỡng hơn. Để lấy được nguồn dinh dưỡng tối đa từ cà rốt thì chỉ nên dùng loại tươi nhất và đã qua đun nấu, tốt nhất là luộc sơ và nên chế biến cùng với một ít dầu, mỡ để việc hấp thu vitamin A từ thực phẩm được tốt hơn. Nên gọt vỏ, cắt bỏ hai đầu cà rốt trước khi chế biến.
4. Tỏi tây
Có rất nhiều cách chế biến tỏi tây. Tuy nhiên, nồng độ chất chống oxy hóa được giữ lại cao nhất khi bạn hấp tỏi tây cách thuỷ.
Tỏi tây đã chế biến và để qua đêm sẽ trở thành chất độc. Tốt nhất nấu xong ăn luôn, không nên lưu trữ quá lâu. Nếu để quá lâu, lượng nitrate trong đó sẽ biến thành nitrite, gây ngộ độc. Ngoài ra, trẻ nhỏ tiêu hóa không tốt cũng không nên ăn tỏi tây.
Tìm hiểu thêm về cách sơ chế tỏi tây tại đây.
5. Bí đỏ (bí rợ)
Bí đỏ nên được nấu chín kỹ trước khi ăn, không nên ăn sống hay ăn tái. Không bảo quản bí đỏ đã nấu trong tủ lạnh, tuyệt đối không bảo quản ở ngăn đá, vì nếu để lạnh bí đỏ sẽ ngả sang màu nâu vàng, không an toàn khi ăn.
6. Củ dền
Màu của củ dền có thể bị biến đổi trong quá trình nấu. Khi nấu nên thêm ít nước chanh hoặc giấm sẽ làm sáng màu củ dền (có thể dùng baking soda để làm màu chúng tím hơn). Củ dền có thể dùng cùng với các loại rau khác làm salad hoặc làm món soup khá ngon, giàu dinh dưỡng. Bạn cũng có thể ướp củ dền hấp trong nước trái cây tươi như chanh, dầu olive và các loại thảo mộc tươi.
Khi uống nước ép củ cải dền, nước tiểu và phân sẽ có màu đỏ nhạt. Điều này là do màu tự nhiên của loại củ này, bạn không nên lo lắng về nó. Nó là một dấu hiệu tốt cho biết rằng tất cả các độc tố được thoát ra và hệ thống tiết niệu của bạn đang hoạt động tốt.
7. Bắp cải mini (mầm cải Brussels)
Nên được nấu chín trước khi ăn. An toàn khi dùng trong lò nướng và các món chiên hay xào.
Tìm hiểu thêm về cách chế biến các món ngon từ bắp cải mini tại đây.
8. Súp lơ
Cách chế biến giống như bông cải xanh. Bên cạnh đó, súp lơ thường hay có những con sâu hoặc bọ nhỏ nằm lẫn ở bên trong, vì vậy không nên cắt nhỏ rau rồi mới rửa. Cần rửa trực tiếp dưới vòi nước, hoặc cẩn thận hơn, bạn có thể ngâm chúng trong nước muối 5 - 10 phút, nếu có sâu bọ sẽ dễ dàng loại bỏ trong nước.
Bình luận của bạn