Chỉ ra 4 tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều chất xơ

Ăn nhiều chất xơ có tốt cho sức khỏe không?

6 thực phẩm giàu chất xơ beta glucan

Chế độ ăn giàu chất xơ giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ?

Tại sao cơ thể cần chất xơ, bổ sung bao nhiêu là đủ?

9 thực phẩm giàu chất xơ cho bữa ăn nhẹ lành mạnh

Chất xơ thường có các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, yến mạch... Nó cần thiết cho hoạt động của cơ thể với nhiều lợi ích như thúc đẩy sức khỏe đường ruột, đường tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu, duy trì cân nặng ở mức ổn định và giúp bạn sống lâu hơn bằng cách ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính.

Lượng chất xơ khuyến nghị với phụ nữ là 21-25gr/ngày và nam giới là 30-38gr/ngày. Khi ăn quá nhiều chất xơ cùng một lúc, nó sẽ hút nước trong đường tiêu hóa khiến bạn bị mất nước, từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề như táo bón, đầy hơi... Lúc này, bạn hãy tăng lượng nước uống và mức độ hoạt động thể chất.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ Gagan Sidhu cho biết: "Chất xơ là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tiêu hóa tổng thể, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và tăng cân lành mạnh. Tuy nhiên, khi bổ sung quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định đối với sức khỏe".

Dưới đây là 4 rắc rối gặp phải khi bạn ăn quá nhiều chất xơ:

1. Các vấn đề về dạ dày

 

Đau dạ dày, đầy hơi... đều là những vấn đề thường gặp khi ăn nhiều chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất xơ cần có thời gian nhất định để được tiêu hóa hoàn toàn. Vì vậy, khi ăn quá nhiều chất xơ trong một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể bị đầy hơi hoặc thậm chí đau bụng. Từ đó, nó làm gián đoạn toàn hệ thống tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy khó chịu.

2. Khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng thấp

Cơ thể bạn không chỉ cần chất xơ mà còn cần khoáng chất, vitamin, chất béo lành mạnh và một loạt các chất dinh dưỡng khác. Bổ sung quá nhiều chất xơ có thể cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng, điển hình như calci, kẽm và sắt. Vì vậy, cần đảm bảo rằng bạn đã có tỷ lệ chất xơ phù hợp trong bữa ăn hàng ngày.

3. Tiêu chảy

Một số trường hợp ăn quá nhiều chất xơ có thể gây tiêu chảy hoặc đi phân lỏng. Trường hợp này xảy ra khi bạn ăn quá nhiều thực phẩm tăng cường chất xơ như chuối, táo, yến mạch, rau bina, cà chua...

4. Táo bón

Có hai loại chất xơ gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan có trong yến mạch, các loại hạt, đậu, hòa tan trong nước giúp kiểm soát lượng đường trong máu, để bạn no lâu hơn. Chất xơ không hòa tan có trong lúa mì và các loại đậu, di chuyển qua hệ tiêu hóa không qua xử lý, giúp đi tiêu dễ dàng hơn. Hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ đều chứa hỗn hợp cả hai loại với tỷ lệ khác nhau.

Về lý thuyết, chất xơ hỗ trợ quá trình đi tiêu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể gây ra táo bón do lượng chất xơ đọng lại khi hệ tiêu hóa đã quá tải. Để hạn chế táo bón, khi ăn các thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan, bạn nên bổ sung thêm nước hoặc chất lỏng. Tập thể dục cũng là phương pháp khác có thể giảm các tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều chất xơ. Di chuyển hàng ngày có thể tăng hoạt động cơ xung quanh ruột, góp phần giúp nhu động ruột bình thường.

Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp