Có nên ăn món bít tết để bổ sung máu cho kỳ kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ răng miệng?
“Điểm mặt” nguyên nhân gây rong kinh
“Thủ phạm” gây rối loạn kinh nguyệt và giải pháp từ thảo dược
Nha đam có tác dụng giảm đau bụng kinh hiệu quả
Ăn bít tết trong kỳ “rụng dâu” có nên hay không?
Trong ngày đầu hành kinh, nhiều người tìm đến món bít tết, hay thịt bò áp chảo, để giảm triệu chứng mệt mỏi. Họ cho rằng thịt đỏ giàu sắt, giúp bổ sung lượng vi chất mất đi do kỳ rụng dâu.
Thực tế phụ nữ thường mất khoảng 1mg sắt mỗi ngày khi hành kinh. Với những chị em bị rong kinh, con số này có thể lên đến 5-6mg. Một miếng bít tết cỡ vừa chứa khoảng 2,5-3,5mg sắt. Vậy nên, về mặt lý thuyết, một bữa bít-tết có thể bù lại phần nào lượng sắt đã mất.
Sắt là chất thiết yếu để sản xuất huyết sắc tố hemoglobin – một loại protein trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt có thể dẫn đến mệt mỏi, uể oải, thiếu tập trung, và tâm trạng tiêu cực, những biểu hiện vốn đã quá quen thuộc với chị em trong những ngày đèn đỏ.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều thịt đỏ có thể làm tăng hiện tượng viêm trong cơ thể – điều này đồng nghĩa với nguy cơ đau bụng kinh nặng hơn.
Theo BS. Jane Hone, chuyên gia phụ khoa tại Trung tâm Y tế Langley (Anh), đúng là bít tết là nguồn sắt tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn không thể bù đắp đủ sắt chỉ với một bữa bít tết vào ngày đầu chu kỳ. Người bị rong kinh liên tục kéo dài có nguy cơ thiếu sắt, cần tìm tới bác sĩ để thăm khám để có biện pháp bổ sung kịp thời.

Ăn nhiều thịt đỏ giúp bổ sung sắt, nhưng có thể khiến cơn đau bụng kinh trở nặng
Ngoài ra, lượng sắt trong bít tết chưa chắc đã được cơ thể phụ nữ hấp thu hoàn toàn. Một vài yếu tố như hiện tượng viêm, ăn uống cùng calci hoặc caffeine có thể cản trở lượng sắt được cơ thể sử dụng.
Đặc biệt, món bít tết thường được nhiều gia đình ăn kèm với phô mai parmesan. Khi đi vào hệ tiêu hóa, calci trong phô mai sẽ cạnh tranh với sắt, làm giảm sự hấp thu của nhau.
Kỳ kinh đã là một quá trình gây viêm cho cơ thể. Về lý thuyết, thịt đỏ chứa các acid béo có thể kích thích hiện tượng viêm, khiến cơn đau bụng trở nặng. Tuy nhiên, chuyên gia nhấn mạnh, không có loại thực phẩm đơn lẻ nào có thể gây ra hoặc chữa khỏi cơn đau bụng kinh. Vấn đề nằm ở chế độ ăn tổng thể của bạn.
Làm thế nào để bổ sung sắt cho “ngày đèn đỏ”?
Thịt đỏ nếu ăn điều độ sẽ là một phần không thể thiếu của chế độ ăn giàu dinh dưỡng và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố. Ngay cả khi không ăn bít tết, chị em phụ nữ vẫn nên nhớ bổ sung đủ sắt cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu vitamin C như cam, cà chua, ớt chuông… giúp tăng khả năng hấp thu sắt trong thức ăn.
Bình luận của bạn