Bà bầu ở 3 tháng cuối thai kỳ cần cẩn trọng với chứng ứ mật thai kỳ

Thai phụ có thể nhầm lẫn ngứa do căng da và ngứa do ứ mật thai kỳ

Bí quyết giảm đau lưng hiệu quả cho bà bầu

Thực đơn “chuẩn” cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai

Mẹ bầu thường bị đau lưng, chuột rút và nhiều triệu chứng khác trong 3 tháng giữa thai kỳ

Làm thế nào để hết mệt mỏi trong 3 tháng đầu thai kỳ?

Dưới đây là tất cả những điều bạn cần biết về chứng ứ mật thai kỳ:

ICP là chứng rối loạn chức năng gan

Mật là loại dịch tiêu hóa màu vàng, hơi xanh có tác dụng phá vỡ chất béo và hỗ trợ tiêu hóa. Mật sau khi được gan sản xuất sẽ được lưu trữ trong túi mật. Trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng của các loại hormone trong cơ thể khiến gan phải hoạt động quá công suất, gây suy giảm chức năng gan. Chứng ứ mật trong gan xảy ra khi quá trình vận chuyển mật từ gan xuống túi mật bị chậm lại, gây ra tình trạng tích tụ acid mật trong gan, mật tràn vào máu. Chứng ứ mật thai kỳ không ảnh hưởng nhiều đến người mẹ, tuy nhiên mật có thể đi qua nhau thai, xâm nhập và tác động tiêu cực đến em bé.

ICP thường xuất hiện ở 3 tháng cuối chu kỳ, khi nồng độ hormone trong cơ thể bà bầu ở mức cao nhất và có nguy cơ tái phát ở lần mang thai tiếp theo là 60 - 90%.

Dấu hiệu và triệu chứng của chứng ứ mật thai kỳ

- Ngứa dữ dội và dai dẳng: Phụ nữ mang thai bị ICP có thể bị ngứa ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, đặc biệt là ở lòng bàn chân và lòng bàn tay. Bạn thường bị ngứa nhiều vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ.  

- Nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hoặc xám xịt.

- Đau âm ỉ ở hạ sườn bên phải.

- Mệt mỏi, chán ăn, ốm yếu.

Phụ nữ mắc ICP cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin K để phòng ngừa băng huyết

Hormone, di truyền và môi trường là tác nhân gây ra chứng ứ mật thai kỳ

- Hormone: Gan có chức năng giải phóng các hormone dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi chức năng của gan bị suy giảm gan không thể chuyển hóa được các hormone, ảnh hưởng đến chức năng đào thải acid mật. Triệu chứng này thường xuất hiện ở thai phụ mang thai đôi hoặc thai ba, khi nồng độ hormone của họ cao hơn mức bình thường. Ngoài ra, tình trạng này cũng được ghi nhận ở những phụ nữ dùng thuốc tránh thai chứa hormone hoặc dùng thuốc progesterone.

- Gene: Tiền sử gia đình thai phụ có người bị ứ mật thai kỳ, làm gia tăng nguy cơ mắc ICP. Tuy nhiên, bạn có thể mắc ICP ngay cả khi gia đình không có tiền sử di truyền về tình trạng này.

- Môi trường: Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc chứng ICP tăng cao vào mùa đông. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ mang thai có chế độ dinh dưỡng tốt mắc ICP thấp.

Biến chứng của ứ mật thai kỳ

Nếu không được điều trị kịp thời, chứng ứ mật thai kỳ có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé:

Trẻ sinh non cần được chăm sóc đặc biệt để hoàn thiện các chức năng trong cơ thể

- Suy thai: Suy thai là tình trạng thai nhi bị thiếu oxy khiến em bé giảm vận động và nhịp tim cao, thấp thất thường.

- Sinh non.

- Giải phóng phân su: Phân su là phân non được lưu trữ trong ruột của thai nhi cho đến khi bé chào đời. ICP có thể tác động giải phóng phân su vào trong nước ối, em bé có thể hít phải chất lỏng nhiễm độc và gây ra các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp.

- Xuất huyết ở bà mẹ: Ứ mật thai kỳ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin K của người mẹ. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đông máu, thiếu vitamin này có thể khiến người mẹ bị chảy máu, băng huyết.

- Thai chết lưu: Acid trong mật gây hại cho thai nhi khiến bé bị rối loạn nhịp tim, tĩnh mạch co thắt bất thường… Trong trường hợp xấu, ICP có thể gây ra tình trạng thai chết lưu.

Thuốc, thực phẩm chức năng, sinh sớm giúp giảm biến chứng của ICP

Chứng ứ mật thai kỳ ở phụ nữ mang thai không có thuốc đặc trị, chỉ có thể kiểm soát hoạt động của gan để giảm các rủi ro, biến chứng.

- Chẩn đoán chứng ICP thông qua xét nghiệm máu. Phụ nữ mang thai mắc ICP khi chỉ số acid mật (TBA) trong huyết thanh từ 10 micromol/L trở lên.

- Tùy vào tình trạng của gan, bác sỹ tư vấn dùng thuốc làm giảm nồng độ acid mật, thuốc giảm ngứa để kiểm soát ICP.

- Kem dưỡng da chứa tinh dầu bạc hà hoặc tắm nước mát có thể giúp giảm ngứa tạm thời.

- Nếu thai phụ gặp các vấn đề về đông máu, bác sỹ có thể khuyên bạn nên bổ sung vitamin K.

- Trong một số trường hợp, bác sỹ có thể chỉ định kích thích sinh sớm khi thai nhi đạt 37 – 38 tuần tuổi.

- Sau khi em bé chào đời, các triệu chứng của ICP dần biến mất. Tuy nhiên, sau 6 - 12 tuần, mẹ và bé nên tái khám để chắc chắc ICP không gây hại và để lại biến chứng.

Phạm Mơ H+ (Theo Curejoy)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ