Trẻ sinh non phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe gì?

Trẻ sinh non là những bé được sinh ra sớm hơn tuần thứ 37 của thai kỳ

Phẫu thuật cắt túi mật trong thai kỳ có làm tăng nguy cơ sinh non?

8 nguyên nhân gây sinh non: Mọi bà bầu đều nên để ý

Trẻ sinh non hay bị bệnh gì? 17 vấn đề sức khỏe thường gặp

Ăn nhiều cá giúp phụ nữ giảm nguy cơ sinh non?

Dưới đây là một vài vấn đề sức khỏe trẻ sinh non hay sinh thiếu tháng thường gặp phải:

Vấn đề hô hấp

Phổi của thai nhi sẽ phát triển hoàn toàn vào cuối tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Do đó, trẻ sinh non sẽ thường gặp phải các vấn đề hô hấp do phổi chưa thực sự hoàn thiện. Trong trường hợp thiếu surfactant (chất giảm hoạt bề mặt hay chất diện hoạt, một chất cho phép phổi nở tốt và hoạt động bình thường sau khi sinh), trẻ có thể mắc hội chứng suy hô hấp nguy hiểm.

Ngoài ra, trẻ sinh non cũng có thể bị loạn sản phế quản phổi, một bệnh phổi mạn tính có thể dẫn tới ngưng thở khi ngủ sau này, khi trẻ đã trưởng thành.

Quản lý các vấn đề hô hấp: Nếu các vấn đề hô hấp vẫn tiếp tục kéo dài tới khi trưởng thành, bạn có thể thử một số biện pháp tự nhiên như tập thở sâu, tập yoga, xông hơi, ăn nhiều gừng… để cảm thấy dễ thở hơn.

Trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề hô hấp

Cơ bắp yếu

Theo nghiên cứu từ Đại học Oulu (Phần Lan), những người sinh non thường có cơ bắp yếu hơn so với những người cùng tuổi nhưng được sinh đủ tháng. Ngoài ra, sinh non cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, lưu thông máu kém trong cơ thể.

Quản lý tình trạng cơ bắp yếu: Khi trưởng thành, để cải thiện sức mạnh cơ bắp, người sinh non có thể thường xuyên massage, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D (như cá hồi, sữa đậu nành, hạnh nhân), gừng và dầu cá…

Vấn đề tim mạch

Trẻ sinh non thường hay bị tăng huyết áp và các vấn đề tim mạch khác

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Circulation (Mỹ), trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao mắc các vấn đề tim mạch như ngừng tim, tăng huyết áp, còn ống động mạch (một dị tật tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh)…

Quản lý các vấn đề tim mạch: Cha mẹ không nên cho trẻ sinh non ăn quá mặn hay nhiều muối. Khi bé đã có thể ăn dặm, cha mẹ có thể tập cho con ăn các thực phẩm tốt cho tim mạch như rau chân vịt, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả mọng, dầu cá, quả óc chó. 

Suy giảm thính lực

Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ suy giảm thính lực cao hơn, thậm chí mất thính lực bẩm sinh. Nguyên nhân là do các dây thần kinh trong tai trong bị tổn thương, bị viêm hoặc do đọng nước ở tai giữa.

Tin vui là trong nhiều trường hợp, suy giảm thính lực chỉ mang tính tạm thời nếu được điều trị sớm.

Vấn đề tiêu hóa

Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa do hệ tiêu hóa chưa kịp hoàn thiện. Điều này có thể dẫn tới biến chứng viêm ruột hoại tử. Đây là tình trạng các tế bào lót trong thành ruột bị tổn thương, khiến trẻ ăn kém, đầy hơi, phân lẫn máu, nôn ra dịch mật…

Lâu dần, sẹo có thể hình thành, gây dính, tắc ruột và cần tới phẫu thuật. Đáng chú ý là nếu được bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, trẻ sinh non sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị viêm ruột hoại tử.

Nhiễm trùng

Trẻ sinh non sẽ có hệ miễn dịch kém phát triển hơn. Do đó, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh mạn tính, nhiễm trùng (nguy hiểm nhất là nhiễm trùng máu) và điều này có thể kéo dài tới khi trưởng thành.

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, khi đã có thể ăn dặm, trẻ nên được cho ăn nhiều cam, bông cải xanh, sữa chua, hạnh nhân, tỏi… để tăng cường miễn dịch.

Vấn đề thị lực

Trẻ sinh non sẽ dễ mắc các bệnh võng mạc hơn so với các bạn cùng tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra khi các mạch máu ở võng mạc bị sưng lên, phát triển quá mức, lâu dần tạo thành sẹo ở võng mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị bong võng mạc và dẫn tới mù lòa.

Quản lý vấn đề thị lực: Nếu mắc bệnh võng mạc, trẻ có thể phải thực hiện phẫu thuật laser tập trung, phẫu thuật thuật lấy bỏ dịch thuỷ tinh… Để tăng cường thị lực, bạn cũng nên cho con ăn nhiều rau chân vịt, cá hồi, trứng, cam… trong giai đoạn ăn dặm.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ