Chuyên gia chỉ ra những cách giúp thận luôn khỏe mạnh

Thận có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể

Thận yếu do đâu?

Tăng nguy cơ mắc bệnh thận, tử vong do mất ngủ kinh niên

Cẩn thận với 7 loại thực phẩm gây hại cho thận

Những điều cần biết trong quá trình điều trị suy thận

Mỗi người có 2 quả thận có hình dáng giống hạt đậu. Chúng nằm ở dưới khung xương sườn, cạnh 2 bên cột sống và có kích cỡ tầm bằng nắm tay của bạn. Thận giúp lọc máu và thải chất độc ra bên ngoài. Bên cạnh đó, nó còn giúp điều hòa huyết áp, duy trì sức khỏe của xương, duy trì bình thường hemoglobin (cần thiết để chuyển oxy trong máu từ phổi đến các mô) và duy trì các chất điện giải trong cơ thể. Chính vì vậy, việc chăm sóc thận là rất quan trọng.

Tuy nhiên, bệnh thận có thể là một “kẻ giết người thầm lặng” vì bệnh ít triệu chứng cụ thể, đến khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho quá trình điều trị. Việc khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/1 lần) có thể giúp bạn phát hiện sớm bệnh thận, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Chuyên gia đưa ra lời khuyên giúp bảo vệ thận của bạn

Theo Tiến sỹ HS Bhandari, Trưởng khoa Thận tại Bệnh viện Ujala Cygnus ở Haldwani (Ấn Độ), chia sẻ: “Giữ cho thận khỏe mạnh không phải là một nhiệm vụ quá khó khăn. Bạn chỉ cần bổ sung đủ lượng nước từ 6 - 8 cốc/ngày, chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng đường huyết trong trường hợp bị đái tháo đường và kiểm soát huyết áp trong trường hợp tăng huyết áp. Bên cạnh đó, cần bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu, nếu phải uống nên sử dụng theo lượng được khuyến cáo".

Ông cho biết thêm: “Thừa cân cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Việc tập thể dục thường xuyên và tránh ăn vặt giúp bảo vệ thận của bạn".

Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh đái đường, tăng huyết áp, thừa cân (béo phì) đang ngày càng gia tăng, vì vậy bạn cần phải nâng cao ý thức bảo vệ thận, nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ.

Đồng quan điểm, Tiến sỹ Ashutosh Niranjan, Trưởng khoa phẫu thuật tổng quát tại Viện Khoa học Y tế Quốc tế Noida (Ấn Độ), cho biết “Lối sống không lành mạnh đã làm tăng triệu chứng và gánh nặng của bệnh thận mạn tính. Nếu không được quản lý và theo dõi tốt có thể dẫn đến việc phải chạy thận hoặc cấy ghép. Tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng và ngăn ngừa sự tiến triển bệnh thận mạn tính".

Ông Ashutosh Niranjan nhấn mạnh: "Đây là một phương pháp phù hợp với mức độ thể chất và tâm lý cho tất cả bệnh nhân. Tập thể dục giúp kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu và mức lipid. Tuy nhiên, các bài tập nên được thực hiện thận trọng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia vì có một số bài tập có thể làm trầm trọng thêm vấn đề ở một số bệnh nhân".

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả thận

Đi bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể, bao gồm cả thận

Thêm vào danh sách các cách giúp giữ cho thận khỏe mạnh, Tiến sỹ PN Gupta, Giám đốc & Trưởng khoa thận tại Bệnh viện Paras ở Gurugram (Ấn Độ), đã chia sẻ một số cách cụ thể như sau:

- Tập thể dục thường xuyên là chìa khóa quan trọng: Giữ cho bản thân luôn vận động không chỉ giúp duy trì vòng eo mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên thậm chí còn giúp hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch, đây là 2 yếu tố cốt lõi để ngăn ngừa tổn thương thận. Bạn có thể thử các bài tập như đi bộ, đạp xe, khiêu vũ...

- Tạo thói quen uống thường xuyên: Việc này rất tốt cho sức khỏe của thận. Tùy thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, độ tuổi, cân nặng, giới tính... mà lượng nước được khuyến cáo nạp vào là khác nhau. Tuy nhiên, theo Tiến sỹ PN Gupta, người trưởng thành nên uống khoảng 8 cốc nước/ngày. Nước giúp thải natri và các chất độc khác ra khỏi thận, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh thận.

- Không hút thuốc lá: Vì hút thuốc làm tổn thương hoặc tắc nghẽn các mạch máu, nó hạn chế lưu lượng máu trong thận. Hút thuốc làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tế bào thận (RCC), một dạng ung thư thận. Nguy cơ mắc RCC sẽ giảm xuống nếu bạn bỏ thuốc lá.

- Hãy kiểm tra thận thường xuyên: Những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao nhất là bệnh nhân đái tháo đường, người sinh ra nhẹ cân, người mắc các vấn đề tim mạch, tăng huyết áp, béo phì... Những người này nên kiểm tra thận thường xuyên. Bên cạnh đó, với những đối tượng khác cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ngày để phát hiện bệnh sớm (nếu có).

- Thận trọng khi sử dụng thuốc không kê đơn: Bạn chỉ uống thuốc khi có hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ. Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, naproxen... có thể làm tổn thương thận.

 
Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiết niệu