Chuyên gia chia sẻ về bệnh sỏi mật: Triệu chứng và cách điều trị

Tùy theo đặc điểm của viên sỏi mật mà các bác sỹ sẽ xác định cách điều trị khác nhau

Chuyên gia chia sẻ: Bài sỏi mật đừng quên lợi mật

Có nên dùng thảo dược Đông y hỗ trợ điều trị sỏi mật?

Sỏi mật không phải do ứ mật, không gây đau đớn có cần điều trị?

Nang ống mật chủ là gì, có triệu chứng gì cảnh báo?

Trong chương trình tư vấn "Kết hợp Đông Tây y trong điều trị sỏi mật" của Báo điện tử Sức khỏe & Đời sống - Suckhoedoisong.vn phối hợp cùng nhãn hàng Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang diễn ra ngày 24/10 vừa qua, TS.BS Dương Xuân Nhương, Chủ nhiệm Bộ môn Nội tiêu hóa, Học viện Quân y đã chia sẻ nhiều về các bệnh sỏi mật:

Tại sao chúng ta có sỏi mật? Sỏi mật có mấy loại, thường xuất hiện ở những vị trí nào và sỏi mật tại những vị trí này nói lên điều gì?

Sỏi mật là sự hình thành sỏi và bùn trong đường mật và túi mật. Có rất nhiều cách phân loại sỏi mật, nhưng cách phân loại phổ biến nhất là dựa vào vị trí của viên sỏi. Theo đó có thể chia thành sỏi đường mật trong gan và ngoài gan.

Sỏi đường mật ngoài gan lại được chia thành sỏi đường mật chính (viên sỏi ở ống gan phải, ống gan trái) và sỏi ở đường mật phụ (sỏi được hình thành hoặc nằm trong túi mật). Sở dĩ có tên gọi “đường mật phụ” là bởi chúng có thể được cắt bỏ mà không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe.

TS.BS Dương Xuân Nhương chia sẻ về các loại sỏi mật thường gặp (Ảnh: Suckhoedoisong.vn)

Cách phân loại thứ hai là dựa vào hình thái của viên sỏi (ví dụ như sỏi viên, sỏi bùn), kích thước của sỏi (to, vừa hoặc nhỏ), thành phần hóa học của sỏi mật (thường gặp nhất là sỏi cholesterol, chiếm tới 50% các trường hợp và chủ yếu xuất hiện ở túi mật). Ngoài sỏi cholesterol còn có sỏi sắc tố (chủ yếu ở đường mật trong gan, ngoài gan do giun chui ống mật), sỏi hỗn hợp (vừa là sỏi sắc tố, vừa là sỏi cholesterol).

Về cơ chế bệnh sinh, hiện chúng ta đã xác định được nguyên nhân hình thành sỏi mật là do rối loạn chức năng vận động mật và rối loạn chức năng của túi mật. Ngoài ra, các yếu tố như tuổi cao, nữ giới, chủng tộc, béo phì, mỡ máu cao… cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Được biết sỏi mật thường gặp ở người cao tuổi, người trẻ tuổi ít gặp hơn. Tại sao lại có sự khác biệt này?

Theo thống kê của các nhà khoa học Mỹ, có khoảng 20% nữ giới trên 40 tuổi bị sỏi mật, tỷ lệ này ở nam giới khoảng 8%. Họ cũng chỉ ra rằng ở Mỹ, có 1/3 số người trên 70 tuổi bị sỏi mật hoặc bị ảnh hưởng bởi sỏi mật. Ở Việt Nam, theo thông kê của các chuyên gia, tính riêng tại TP.HCM thì tỷ lệ người trên 50 tuổi mắc bệnh sỏi mật là 6,3%.

Nguyên nhân có thể là do ở người cao tuổi, chức năng của túi mật không còn tốt. Họ cũng có nguy cơ mắc các rối loạn chuyển hóa. Chưa kể việc dùng nhiều loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật.

Người trẻ tuổi cũng có nguy cơ bị sỏi mật nếu lười vận động, ăn uống kém lành mạnh...

Với người trẻ tuổi, dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều nhưng hiện nay, do lối sống lười vận động, chế độ ăn uống kém lành mạnh… mà số người trẻ tuổi mắc bệnh sỏi mật cũng có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, một số chị em phụ nữ nhịn ăn để giảm cân cũng nên cẩn thận với bệnh sỏi mật.

Nhiều người vẫn nhầm lẫn các triệu chứng sỏi mật với các bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày… Có cách nào để phân biệt các tình trạng này?

Triệu chứng của sỏi mật phụ thuộc vào vị trí của viên sỏi, kích thước của viên sỏi. Cụ thể, viên sỏi mật ở ống mật chủ có thể gây ra các triệu chứng điển hình như đau đớn, sốt rét, vàng da. Trong một số ít trường hợp phát hiện muộn, hoặc người bệnh tuổi đã cao có thể có thêm các triệu chứng như rối loạn tâm thần, trụy tim mạch

Với viên sỏi mật trong túi mật thì ít triệu chứng hơn. Tuy nhiên, một khi biểu hiện triệu chứng như đau hạ sườn phải, sốt, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa… thì túi mật đã bị viêm. Cách phân biệt các rối loạn tiêu hóa với bệnh sỏi mật là biểu hiện sốt. Theo đó, triệu chứng sốt là do viêm nhiễm đường mật, xảy ra khi viên sỏi mật gây ứ trệ, tắc nghẽn đường mật.


Ngoài sỏi mật, polyp túi mật cũng làm tăng nguy cơ phải cắt túi mật. Vậy polyp túi mật là gì và có cách nào điều trị polyp túi mật?

Bản chất của polyp là tình trạng tăng sản lành tính niêm mạc. Polyp thường gặp nhất là tại ống tiêu hóa, thực quản, dạ dày, ruột non… Ngoài ra, polyp cũng có thể xuất hiện tại túi mật. Nhìn chung, bản chất của polyp thường là lành tính, chỉ gây viêm túi mật. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp polyp gây ung thư.

Dựa vào cấu trúc mà chúng ta có thể chia polyp túi mật thành 3 loại: Polyp tăng sản (lành tính hoàn toàn), polyp ống tuyến (nguy cơ ung thư hóa là tương đối lớn nhưng còn phụ thuộc vào kích thước polyp), polyp u hắc tố (hiếm gặp nhưng tỷ lệ chuyển thành ung thư rất cao).

Nói tới việc điều trị polyp túi mật thì cắt túi mật là biện pháp điều trị triệt để nhất. Chỉ định phẫu thuật thường được đưa ra khi polyp lớn hơn 1cm, hoặc khi polyp bắt đầu gây biến chứng (như gây viêm túi mật, gây chảy máu ở túi mật).

Polyp túi mật thường được điều trị bằng cách cắt túi mật

Sỏi mật khi nào cần điều trị và có những phương pháp điều trị sỏi mật nào?

Khi sỏi mật bắt đầu gây ra triệu chứng, biến chứng thì chúng cần phải được điều trị. Hiện có khá nhiều phương pháp điều trị sỏi mật, điển hình nhất phẫu thuật mở. Phương pháp này dù khá triệt để nhưng có nhược điểm là vết mổ lớn, tốn kém và nguy cơ tái phát cao.

Tiến bộ hơn có phẫu thuật nội soi, tán sỏi laser, mổ nội soi mật tụy ngược dòng… Các phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao và chi phí không quá đắt.

Ngoài ra còn có phương pháp điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc kháng sinh kết hợp cùng thuốc lợi mật, thuốc giãn cơ trơn… Tuy nhiên, việc dùng thuốc sẽ không có tác dụng với sỏi mật sắc tố. Trong trường hợp này, việc sử dụng Đông y được đánh giá có hiệu quả hơn.

Đông y có thể được kết hợp với Tây y để tăng hiệu quả điều trị sỏi mật

Dựa theo cấu tạo sỏi thì có những loại sỏi nào và cách điều trị mỗi loại có gì khác nhau?

Tùy từng loại sỏi mà có những điều trị cụ thể. Ví dụ như sỏi cholesterol thường được chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, việc khắc phục tình trạng thừa cân, béo phì, mỡ máu cao… cũng sẽ giúp giảm tình trạng sỏi mật. Với những người đã từng mổ thì sau mỗi 3 tháng cần kiểm tra sức khỏe 1 lần để phát hiện sớm nguy cơ tái phát sỏi mật. Với sỏi sắc tố thì cần phải dự phòng tái phát thông qua việc vệ sinh ăn uống, tẩy giun định kỳ. 

Trong trường hợp sỏi túi mật kích thước nhỏ, chưa có triệu chứng hay biến chứng thì nên điều trị thế nào?

Khi chưa có triệu chứng, biến chứng thì người bệnh vẫn có thể chung sống hòa bình với sỏi mật, chưa cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn nên chú ý tới chế độ ăn uống, nhắm mục tiêu giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ, tham khảo ý kiến bác sỹ sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng nhuận mật, mát gan… để ngăn viên sỏi mật tăng kích thước.

Có phải cứ bị sỏi mật là phải phẫu thuật? Bị sỏi mật khi nào nên phẫu thuật và khi nào nên điều trị nội khoa?

Hầu hết người bệnh sỏi mật đều phải điều trị nội khoa trước. Có từ 70 - 80% trường hợp điều trị nội khoa đã mang lại hiệu quả, giúp điều trị thành công hoặc giữ viên sỏi mật ở trạng thái ổn định.

Với phương pháp phẫu thuật, tùy theo từng trường hợp mà có thể chọn phẫu thuật mở ổ bung, phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật nội soi mật tụy ngược dòng… Dù các phương pháp mổ nội soi có nhiều ưu điểm hơn, giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn, nhưng trong một số trường hợp vẫn bắt buộc phải phẫu thuật mở. Ví dụ điển hình là trong trường hợp cấp cứu, trường hợp viêm phúc mạc mật, tắc nghẹt sỏi do viêm tụy, viên sỏi quá to, quá nhiều sỏi… thì phẫu thuật mở sẽ được xem xét thực hiện.

Sau khi phẫu thuật, việc dự phòng tái phát cũng rất quan trọng. Ở nước ta, do đặc tính khí hậu, thói quen ăn uống… mà nguy cơ sỏi mật tái phát khá cao.

Tỷ lệ tái phát bệnh sỏi mật là bao nhiêu? Sỏi ở vị trí nào hay tái phát nhất và có cách gì ngăn ngừa tái phát sỏi mật?

Chỉ nói riêng sỏi cholesterol, có khoảng 1/3 người bệnh đã cắt hoàn toàn túi mật nhưng vẫn bị tái phát sỏi trong đường mật. Với sỏi sắc tố hình thành ở đường mật ngoài gan, việc can thiệp đường mật là có thể. Tuy nhiên, có tới 70% trường hợp sỏi đường mật ngoài gan lại kết hợp với sỏi đường mật trong gan. Trong trường hợp này nguy cơ tái phát tăng lên rất nhiều mà y học hiện đại lại không can thiệp được. Những trường hợp này có lẽ việc dùng thảo dược để dự phòng tái phát sẽ tốt hơn.

Vi Bùi H+ (Ghi)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang với thành phần là 8 thảo dược quý giúp hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật, tăng cường chức năng gan.

Sản phẩm thích hợp cho người bị sỏi mật, viêm đường mật, viêm túi mật, người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, người ăn uống khó tiêu do ứ mật, gan nhiễm mỡ.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Trò chuyện