Cô đơn kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
Thực phẩm giúp ngăn ngừa sa sút trí tuệ và bệnh tim
Lượng rau củ ăn mỗi ngày giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ
Biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ
Ngồi nhiều có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ
Nghiên cứu do Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (U.S. National Institute of Mental Health) tài trợ đã theo dõi các báo cáo tự đánh giá về sự cô đơn và sức khỏe thần kinh của hơn 600.000 người trên toàn thế giới. Kết quả cho thấy, sự cô đơn có liên quan đến việc tăng 31% nguy cơ mắc các dạng sa sút trí tuệ. Hơn nữa, cô đơn cũng làm tăng nguy cơ suy giảm nhận thức ở một người lên 15%.
Tiến sĩ Páraic Ó Súilleabháin, thuộc Đại học Limerick (Ireland) và là tác giả tham gia nghiên cứu, cho biết: “Đây là những phát hiện rất quan trọng và chỉ ra rằng sự cô đơn là một trong những yếu tố nguy cơ trong quá trình phát triển chứng sa sút trí tuệ trong tương lai”.
Năm 2023, bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng tại Mỹ, Tiến sĩ Vivek Murthy đã công bố một báo cáo về sự cô đơn và cô lập ở người Mỹ, và ông gọi đây là một “đại dịch”. Tác động của sự cô đơn đối với sức khỏe thể chất và tinh thần đã được biết đến rộng rãi.
Theo tiến sĩ Páraic Ó Súilleabháin, sự cô đơn ảnh hưởng đến sức khỏe trong tương lai theo nhiều cách khác nhau, bao gồm cả tuổi thọ. Bên cạnh đó, sự cô đơn còn góp phần gây ra tình trạng mất trí nhớ, bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nói chung.
Phát biểu trong thông cáo báo chí của Đại học Limerick, bà Martina Luchetti, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết có một điểm tích cực từ nghiên cứu này đó là cô đơn là một yếu tố rủi ro có thể thay đổi được.
Theo các chuyên gia, cô đơn là tình trạng thiếu kết nối hay giao tiếp giữa một người với các cá nhân khác trong xã hội. Dù không phải bệnh lâm sàng, nhưng nó kéo theo một loạt tác hại tiêu cực. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên sớm ý thức tác hại của cảm giác cô đơn và hạn chế nó để đảm bảo sức khỏe.
Nghiên cứu được công bố ngày 9/10 trên Tạp chí Nature Mental Health.
Bình luận của bạn