Một số thực phẩm giàu mangan giúp tăng cường hệ miễn dịch
Tiếp xúc quá nhiều với mangan có thể gây bệnh Parkinson?
Trẻ phơi nhiễm với mangan có chỉ số IQ thấp
Thiếu hụt kẽm, mangan làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ
Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu hụt mangan?
Gạo lứt
1 cốc gạo lứt (195gr) sẽ cung cấp 1,8mg mangan cho cơ thể. Đây là thực phẩm bổ sung mangan rất phổ biến và dễ tìm mua. Ngoài ra, gạo lứt cũng là một loại ngũ cốc nguyên hạt có nhiều chất xơ. Ăn gạo lứt cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm mức cholesterol, giảm nguy cơ ung thư ruột kết, vú và tuyến tiền liệt, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường vì gạo lứt cũng giúp giảm lượng đường trong máu.
Yến mạch
Yến mạch là một trong những thực phẩm bổ sung mangan với hàm lượng cao. Trong khoảng 156gr yến mạch sẽ cung cấp 7,7mg mangan cho cơ thể. Loại ngũ cốc này còn được biết đến là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và giàu beta-glucan, có thể ngăn ngừa và điều trị béo phì.
Yến mạch là một trong những lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng, làm giảm mức cholesterol trong máu, cải thiện sức khỏe tim mạch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, béo phì…
Dứa
165gr dứa giúp bổ sung 1,5mg mangan. Dứa không chỉ ngon miệng mà còn cung cấp nguồn enzyme bromelain tự nhiên, giúp tiêu hóa protein. Bromelain cũng có liên quan đến việc giúp giảm đau xương khớp, hỗ trợ tiêu hóa, giúp da và các mô nhanh lành.
Bên cạnh là thực phẩm bổ sung mangan, dứa cũng là một nguồn vitamin C phong phú giúp cải thiện khả năng miễn dịch, đẹp da, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và ô nhiễm, giảm nếp nhăn.
Chuối
Cùng với dứa, chuối cũng là một loại trái cây giàu mangan khác bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống giúp tăng cường miễn dịch. Trong 225gr chuối sẽ giúp bạn có được 0,6mg mangan. Chuối cũng giàu kali - một khoáng chất giúp hạ huyết áp và tránh được một số bệnh nghiêm trọng như đau tim. Chất xơ trong chuối giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa.
Ngao
Ngao là một loại hải sản cung cấp mangan dồi dào. Trong 85gr ruột ngao nấu chín cung cấp 0,9 mg mangan, đáp ứng cho bạn 37% nhu cầu mangan hàng ngày. Ngao thường được chế biến thành các món hấp, canh nhưng bạn cũng có thể nướng, xào nêm thêm gia vị để có một bữa ăn ngon và bổ dưỡng.
Đậu gà
164gr đậu gà giúp bổ sung 1,7mg mangan cho cơ thể. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, đậu gà tăng cường cảm giác no và tiêu hóa, cân bằng mức cholesterol, bảo vệ chống lại bệnh tim. Cũng giống như đậu nành, đậu gà là một nguồn protein thực vật dồi dào.
Đậu lăng
Đậu lăng là một nguồn cung cấp mangan thực vật tuyệt vời khác. Trong ½ chén đậu lăng nấu chín cung cấp 21% nhu cầu mangan hàng ngày của cơ thể. Ngoài mangan, đậu lăng cũng là một nguồn protein và chất xơ tốt, đặc biệt đối với người ăn chay.
Cùng một khẩu phần ½ chén đậu lăng sẽ cung cấp cho bạn 9gr protein và 8gr chất xơ và chỉ hơn 100 calo.
Đậu phụ
126gr đậu phụ cung cấp 1,5mg mangan cho cơ thể. Đậu phụ cũng là một nguồn calci và sắt tuyệt vời. Người ta đã phát hiện ra rằng bổ sung protein từ đậu phụ thay vì protein động vật có thể làm giảm mức cholesterol xấu, do đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
Rau bina (Cải bó xôi)
30gr rau bina sẽ giúp bổ sung 0,3mg mangan. Trong rau bina có lutein và zeaxanthin - hai chất chống oxy hóa trong rau bina rất quan trọng đối với sức khỏe thị giác. Bạn có thể chế biến rau bina thành các món salad, canh đều ngon miệng và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Bình luận của bạn