Nghiên cứu kéo dài tuổi thọ của loài giun
Vì sao người Viking sống thọ?
“Uống” rau – sống thọ!
Gene thông minh, sống thọ: Ai là người sở hữu?
Khỏe tim, sống thọ nhờ ăn ngũ cốc
Một trong những dự án y tế điện tử gần đây được Google công bố chính là Calico - Công ty thành viên mới của Google sẽ nghiên cứu chuyên sâu về gene giúp cải thiện đồng thời kéo dài tuổi thọ con người. Dường như tập đoàn Google đang rất nghiêm túc trong công cuộc tìm thuốc “trẻ mãi không già” với việc đầu tư hàng trăm triệu USD vào dự án này và ngay cả nhân vật tầm cỡ như Bill Maris - nhà sáng lập Google Venture cùng tham gia và làm trưởng dự án Calico.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Bloomberg, Bill Maris đã nói rằng: “Nếu bạn hỏi tôi rằng con người có thể sống đến 500 tuổi không thì câu trả lời là có. Chúng tôi thực sự có những công cụ trong các ngành khoa học cuộc sống để đạt được bất cứ điều gì mà bạn mong muốn. Tôi chỉ hy vọng sống đủ lâu để không chết."
Đồng sáng lập Google Ventures – ông Larry Page cho biết dự án Calico sẽ tập trung nghiên cứu “sức khỏe, hạnh phúc và trường thọ”. Cuối tháng 9 tới, Calico sẽ hợp tác với AbbVie để mở một trung tâm nghiên cứu.
Bill Maris thành lập Google Ventures từ năm 2009 và giám sát tất cả các hoạt động toàn cầu của quỹ này. Ông đã nghiên cứu về khoa học thần kinh tại trường Middlebury và tiếp tục nghiên cứu về sinh học thần kinh tại Đại học Duke.
Trong khi đó, Giám đốc kỹ thuật dự án, ông Ray Kurzweil nói rằng chỉ hơn 30 năm nữa, con người sẽ có thể đăng tải toàn bộ suy nghĩ và ý tưởng của họ lên máy tính và trở thành “bất tử” – một điều được coi là không tưởng, bởi bộ não và trí thông minh của con người sẽ được lưu trữ mãi mãi nhờ kỹ thuật số, ngay cả sau khi họ chết đi.
Tại Hội nghị quốc tế về tương lai toàn cầu năm 2045 diễn ra tại New York (Mỹ) vào năm ngoái, ông Kurzweil nói rằng cơ thể sinh học của con người sẽ được thay thế bằng các bộ phận máy móc và điều này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2100.
Một vài ví dụ về các công nghệ máy móc này cũng được nêu ra trong hội nghị, chẳng hạn cấy ghép ốc tai điện tử, được gắn vào dây thần kinh ốc tai của não và kích thích nó để phục hồi thính giác cho những người bị điếc; Hoặc công nghệ có thể khôi phục lại khả năng vận động sau khi hệ thống thần kinh bị hư hỏng.
Có rất nhiều chuyên gia đồng tình với Maris và Kurzweil. TS. Pankaj Kapahi từ Viện Buck – chuyên nghiên cứu về lão hóa, tin rằng các tiến bộ khoa học ngày nay hoàn toàn có tiềm năng kéo dài cuộc sống của con người một cách ngoạn mục, tức là gấp 4 - 5 lần so với hiện nay. Ông nghiên cứu về di truyền của loài giun Caenorhabditis và đã thành công trong việc kéo dài tuổi thọ của loài này.
Tuy nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều với ý tưởng của Google. Giáo sư Colin Blakemore - Hội đồng nghiên cứu y học Anh tin rằng cuộc đời con người là hữu hạn, chỉ sống được tối đa là đến 120 năm, bởi vì chúng ta khó mà sống lâu hơn được, dù y học có tiến bộ đến thế nào đi nữa.
Nhiều chuyên gia đồng tình rằng thuốc chỉ có tác dụng nhất định trong việc kéo dài tuổi thọ con người, và việc nâng cao sức khỏe cũng như chất lượng sống cho người cao tuổi còn quan trọng hơn việc làm sao để sống lâu hơn.
Họ cũng cho rằng những ý tưởng này dù sao cũng chính là chìa khóa để nâng tuổi thọ ở những vùng nghèo đói, hoặc những nơi mà ở đó người dân tử vong sớm hơn những vùng khác.
Theo bảng số liệu về tuổi thọ toàn cầu công bố năm ngoái, trong đó xếp hạng 96 quốc gia về chất lượng sống cho người cao tuổi, chỉ ra rằng đến năm 2050, số lượng người trên 60 tuổi sẽ chiếm 21% dân số toàn cầu, con số này gần như gấp đôi so với hiện tại là 12%.
Đồng thời, tỷ lệ những người trên 80 tuổi cũng đang tăng nhanh, dự kiến sẽ tăng từ 2% lên 4% dân số toàn cầu cho đến năm 2050.
Bình luận của bạn