Liệu có thể áp dụng AI vào IVF?

Kỹ thuật IVF yêu cầu nhiều bước điều trị, từ kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, đến thụ tinh trong phòng thí nghiệm và chuyển phôi ngược lại vào buồng tử cung người phụ nữ.

Lợi ích của CoQ10 với các cặp đôi hiếm muộn

Nghiên cứu mới: Phương pháp IVF làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh

Chuẩn bị thụ tinh ống nghiệm nên ăn và kiêng ăn gì?

Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung muốn có con có phải làm IVF?

Nghiên cứu được công bố ngày 8/01 trên Tạp chí Truyền thông Tự nhiên (Nature Communications). Theo TS. Ali Abbara thuộc Đại học Hoàng gia London và đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, dù thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) mang đến hy vọng cho nhiều cặp đôi gặp khó khăn trong việc sinh con nhưng đây vẫn là một quá trình phức tạp, tốn kém và gây ra không ít áp lực cho bệnh nhân. Chính vì thế cần nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng AI vào quá trình này. TS. Abbara cũng cho rằng, AI có thể tạo ra một mô hình điều trị mới, giúp tăng cường hiệu quả và giảm rủi ro cho bệnh nhân.

Trong quá trình làm IVF, siêu âm đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi sự phát triển của các nang trứng. Các bác sĩ sử dụng hình ảnh siêu âm để đánh giá kích thước của các nang, từ đó xác định thời điểm tối ưu để tiêm hormone kích thích rụng trứng. Theo các chuyên gia, việc quyết định thời điểm tiêm hormone là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thành công của quá trình IVF. Tiêm quá sớm hoặc quá muộn đều có thể làm giảm hiệu quả của điều trị.

Để tối ưu hóa quá trình quan trọng nhất, các nhà khoa học đã phát triển một chương trình AI phân tích dữ liệu của hàng nghìn bệnh nhân IVF. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tiêm hormone khi phần lớn các nang trứng đạt kích thước từ 13 đến 18 mm sẽ giúp thu được nhiều trứng chất lượng cao hơn và tăng khả năng mang thai thành công.

Tiêm hormone kích thích rụng trứng.

Tiêm hormone kích thích rụng trứng.

Phương pháp này được đánh giá là chính xác hơn so với phương pháp truyền thống, trong đó bác sĩ thường dựa vào kích thước của 2-3 nang trứng lớn nhất để đưa ra quyết định. Cũng theo TS. Abbara, nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phát triển thêm một công cụ AI khác nhằm cá nhân hóa quy trình điều trị IVF. Công cụ này được thiết kế để hỗ trợ các bác sĩ đưa ra những quyết định lâm sàng chính xác hơn tại nhiều giai đoạn của quá trình IVF.

Bên cạnh đó, TS. Thomas Heinis thuộc Khoa Máy tính, Đại học Hoàng gia London, đồng tác giả cấp cao của nghiên cứu cho biết, trong khi quá trình ra quyết định chẩn đoán IVF truyền thống chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố phức tạp thì việc áp dụng AI hứa hẹn sẽ tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Ông cũng nhấn mạnh, tiến bộ vượt bậc của công nghệ tính toán trong tương lai gần sẽ mở ra những khả năng mới, cho phép các chuyên gia phân tích dữ liệu một cách sâu rộng và đưa ra những quyết định chính xác hơn chưa từng có.

 
Hà Chi (Theo Health Day)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa