- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện thụ tinh ống nghiệm
Em bé đầu tiên ra đời bằng thụ tinh ống nghiệm tại Vinmec
6 điều cần biết trước khi làm thụ tinh ống nghiệm
Muốn thụ tinh ống nghiệm thành công: Hãy tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải!
Dấu hiệu sảy thai sớm sau khi thực hiện IVF và IUI
Thụ tinh ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) là một thủ thuật y tế trong đó trứng của phụ nữ được thụ tinh với tinh trùng bên ngoài cơ thể để tạo thành phôi thai. Sau khi kết hợp thành công, phôi thai được chuyển trở lại tử cung của người phụ nữ để làm tổ và phát triển thành thai nhi.
Đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn, IVF là giải pháp hỗ trợ mang thai hiệu quả và an toàn. Tỷ lệ thành công chung khoảng 40%, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi của cặp vợ chồng hiếm muộn và nguyên nhân hiếm muộn.
Trước khi làm thụ tinh ống nghiệm, cả cơ thể và tâm lý của người phụ nữ sẽ có những biến đổi phức tạp. Bởi vậy, 30 ngày trước khi thụ tinh ống nghiệm là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng, để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và chuẩn bị đầy đủ nhất cho quá trình này. Việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt nhất và tăng tỷ lệ thành công.
Nên ăn gì khi chuẩn bị thực hiện thụ tinh ống nghiệm?
Thực phẩm giàu kẽm
Hormone (nội tiết tố) có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản. Mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến buồng trứng hoạt động bất thường hoặc không sản xuất trứng. Kẽm giúp cân bằng nội tiết tố hiệu quả. Vì thế, bạn hãy thêm vào chế độ ăn uống của mình những thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt, sản phẩm từ sữa, khoai tây, thịt và ngũ cốc.
Thực phẩm giàu acid folic
Acid folic không chỉ hỗ trợ sự phát triển của trứng mà còn phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi trong giai đoạn đầu. Do đó, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu acid folic như đậu, rau bina, đậu Hà Lan, bông cải xanh… vào bữa ăn hằng ngày của mình.
Thực phẩm giàu protein
Protein là nền tảng tạo nên sự sống cho cơ thể và việc bổ sung thêm chất dinh dưỡng này trước khi điều trị hiếm muộn sẽ mang lại kết quả tốt hơn. Những loại thực phẩm giàu protein bao gồm cá, đậu phụ, sữa chua, sữa, thịt gà nạc, các loại hạt, bông cải xanh…
Thực phẩm giàu chất sắt
Thiếu sắt trong thai kỳ có thể gây thiếu máu, do đó có thể dẫn đến trẻ nhẹ cân hoặc sinh non. Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt bao gồm rau bina, hàu và hạt bí ngô.
Rau xanh
Một số thực phẩm khác, chẳng hạn như các loại rau lá xanh, chuối và chà là cũng có lợi cho quá trình IVF.
Chú ý: Bạn cần lưu ý rằng, cùng với một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, điều quan trọng không kém là cung cấp đủ nước cho cơ thể.
Những thực phẩm cần tránh khi thực hiện IVF
Trứng sống
Dù ở bất kỳ dạng nào và bất kỳ món ăn nào, bạn cũng cần tránh ăn trứng sống. Vì có nhiều khả năng chúng chứa virus salmonella, dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Thực phẩm chế biến
Thực phẩm đã qua chế biến chứa nhiều chất bảo quản và bạn nên tránh sử dụng chúng trong thời gian này. Ngoài ra, một số loại thịt đã qua chế biến như xúc xích cũng có thể cản trở quá trình IVF. Vì thế, tốt nhất là bạn nên tránh xa chúng để có kết quả thụ tinh ống nghiệm tốt hơn.
Rượu và thuốc lá
Uống rượu là nguyên nhân chính khiến trứng rụng bất thường. Trứng không khỏe mạnh sẽ rất khó đậu khi thụ tinh hay dễ sảy thai. Vì vậy, bạn nên tránh hoàn toàn rượu trong thời gian này.
Ngoài ra, bạn cần dừng việc hút thuốc lá. Bởi các chất độc hại trong khói thuốc lá không chỉ có hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Do đó, bạn cần bỏ ngay thói quen hút thuốc lá khi đang có kế hoạch thụ tinh ống nghiệm.
Bình luận của bạn