Cuốn sách của TBT Nguyễn Phú Trọng gồm 3 phần với hơn 600 trang và 111 bức ảnh, trong đó có những bức ảnh lần đầu tiên được công bố
Chỉ trong 1 tuần TP.HCM ghi nhận thêm 6 ca đậu mùa khỉ
5 loại trà có thể hỗ trợ hạ huyết áp
Gia vị giúp tăng cường miễn dịch để phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm
Trình diễn 2 kỹ thuật mổ tai phức tạp, hiện đại tại hội nghị quốc tế
Đây là một cuốn sách, một tài liệu nghiên cứu học tập quý của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong bối cảnh công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực đang được Đảng – Nhà nước tiến hành một cách mạnh mẽ, nhận được sự ủng hộ, đồng tình to lớn của toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân cả nước. Cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là “cẩm nang” tổng kết, đúc rút các vấn đề lí luận và thực tiễn trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua, là “kim chỉ nam” định hướng cho công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng – Nhà nước ta thời gian tới. Cuốn sách gồm 3 phần.
Phần I “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam” gồm 11 bài viết (trong đó có 4 bài phát biểu kết luận tại các hội nghị toàn quốc về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực các năm 2014, 2018, 2020, 2022) mang tính chất lí luận chung nhằm trả lời cho các câu hỏi lớn: Vì sao Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực? Các biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực? Chống tham nhũng, tiêu cực bằng những phương pháp, biện pháp nào?... Có thể nói đây là một phần cực kì quan trọng của cuốn sách, trên những nét lớn ở tầm chiến lược công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Trong bài viết mở đầu “Đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định ngay từ khi thành lập cho đến nay, Đảng ta đã rất quan tâm đến vấn đề phòng chống “giặc nội xâm”, chống tham nhũng, tiêu cực, coi đây là một trong những nguy cơ lớn ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ, của đất nước.
Từ khẳng định ban đầu ấy, trong bài viết, đồng chí Tổng Bí thư đã làm rõ các vấn đề lí luận quan trọng trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực như nhận thức, tư duy về tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta ngày nay; lực lượng tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực; phương châm, phương án, mục đích phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Thực tiễn của công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cho chúng ta thấy nhận thức, tư duy về tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta ngày càng được mở rộng và chặt chẽ; lực lượng tham gia phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày một đông đảo; phương châm, phương án, mục đích phòng chống tham nhũng, tiêu cực ngày một sáng tỏ, chặt chẽ, nghiêm minh và nhân văn hơn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ cái đích cuối cùng Đảng ta hướng đến trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực là: “Mục đích của việc xử lí tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh cứu người”, kỉ luật một vài người để cứu muôn người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực; từ đó để cảnh báo, răn đe, giáo dục, phòng ngừa là chính, nên cần phát hiện từ sớm, xử lí từ đầu, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn; phải tăng cường giáo dục kỉ luật, siết chặt kỉ luật, kỉ cương, dùng kỉ luật nghiêm minh và giám sát nghiêm khắc để cán bộ, đảng viên biết giữ gìn, nhớ điều cấm, giữ giới hạn”.
Ở các bài tiếp theo đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra những yếu tố cấu thành, hoàn thiện công cuộc phòng chống tham nhũng ở nước ta. Đó là vấn đề con người trong bài “Ban chỉ đạo và từng thành viên phải “đúng vai, thuộc bài””; Đó là vấn đề về việc hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong bài “Hoàn thiện thể chế để không thể tham nhũng, tiêu cực” nhằm phải “đóng khung quyền lực” các cán bộ, đảng viên không thể tham nhũng, không dám tham nhũng và không cần tham nhũng; Đó là vấn đề về việc thực thi kỉ luật, đảm bảo sự thống nhất giữa Đảng – Chính quyền và xử lí hình sự nhằm kịp thời răn đe, ngăn chặn, cảnh tỉnh cán bộ, đảng viên trong bài “Thi hành đồng bộ giữa kỉ luật đảng, kỉ luật hành chính và xử lí hình sự”; Đó là việc cần tập trung xử lí việc khó, khâu yếu trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực nhằm lấy lại niềm tin cho nhân dân, cho cán bộ đảng viên và nhân dân trong bài viết “Tập trung xử lí những khâu yếu, việc khó”; Đó là việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và dân tin tưởng qua bài viết “Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phong chống tham nhũng, tiêu cực”...
Như vậy trong phần một, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề cập một cách khái quát, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm những khâu cơ bản nhất của công cuộc phóng chống tham nhũng, tiêu cực gồm: chiến lược – con người – luật pháp – xử lí - truyền thông, qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn lịch sử, khách quan, biện chứng, khái quát, cụ thể, sâu sắc về công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta hiện nay.
Phần II gồm những bài viết đi sâu vào từng vấn đề cụ thể trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Phần này có hai mục chính. Mục thứ nhất (mục A: Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn) tập hợp các bài viết của Tổng Bí thư bàn về việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới hiện nay. Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo toàn diện đất nước, trong đó có việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Do đó, khi Đảng ta ngày càng trở nên mạnh hơn, trong sạch hơn, khoa học hơn thì việc lãnh đạo đất nước nói chung và công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng sẽ thuận lợi hơn, đạt kết quả cao hơn, được nhân dân đồng tình và ủng hộ.
Thông qua các bài viết như “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”, “Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng”, “Quyết tâm làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh hơn; mỗi cán bộ, đảng viên ngày càng tiến bộ hơn; nội bộ đoàn kết tốt hơn; nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc hơn”; “Ra sức học tập, nỗ lực phấn đấu và rèn luyện, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; “Các cơ quan nội chính phải thật sự là những “thanh bảo kiếm sắc bén” và “lá chắn vững chắc” để bảo vệ Tổ quốc” giữ gìn trật tự kỉ cương của xã hội”, “Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta”… Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong hoàn cảnh hiện nay, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Qua các bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, chúng ta thêm một lần nữa nhận thức sâu sắc rằng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng chính là “hạch tâm”, là “gốc rễ” đảm bảo không chỉ cho sự thắng lợi toàn diện trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà còn đưa Đảng ta phát triển lên một tầm cao mới, xứng đáng với sự tin yêu và kì vọng của nhân dân.
Mục thứ hai (mục B: Rèn luyện suốt đời, thường xuyên tự soi, tự sửa) tập hợp các bài viết của Tổng Bí thư, trong đó có nhiều bài viết từ thập niên 70, 80, 90 của thế kỉ trước ở Tạp chí Cộng sản. Khác với những bài viết có tính chất lí luận, khái quát ở mục A, Các bài viết trong mục B này đã chỉ ra và phê phán một cách đích đáng một số biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí cụ thể của một số cán bộ, đảng viên như “Bệnh sợ trách nhiệm”, “Của công, của riêng”, “Móc ngoặc”, “Làm xiếc”… Qua những bài viết này, Tổng Bí thư đã chỉ rõ tham nhũng, tiêu cực có biểu hiện rất đa dạng, muôn hình muôn vẻ, xuất hiện từ suy nghĩ đến hành động, từ thói quen đến lòng tham bất chợt, từ vô tình đến cố ý, từ ham muốn, vun vén vật chất tầm thường đến thói ỷ lại, sợ trách nhiệm, “tranh công, đổ tội”. Do đó, để phòng chống tham nhũng, tiêu cực được hiệu quả, đi vào chiều sâu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu lên những phẩm chất, năng lực mà người cán bộ, đảng viên cần phải có, cần phải giữ gìn suốt đời trong các bài viết “Tình đồng chí”, “Cái làm nên uy tín đảng viên”…
Có thể nói, những bài viết trong phần II này của Tổng Bí thư có tác dụng như những tấm gương soi để mỗi cán bộ, đảng viên soi vào đó tự phê bình, tự sửa mình, không ngừng rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Phần ba “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” tập hợp các bài viết bày bỏ niềm tin tưởng và đánh giáo cao của nhân dân, Quốc hội và bạn bè quốc tế đối với công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng ta dưới sự lãnh đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Các bài viết ở mục này đã thu thập, ghi lại ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân thuộc các tầng lớp, ngành nghề khác nhau như bộ đội, giảng viên, công nhân, kĩ sư, doanh nhân, thẩm phán, văn nghệ sĩ… ở trong và ngoài Đảng, là người Việt Nam và nước ngoài, ở trong nước và trên thế giới về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay ở nước ta và các đại biểu Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất. Tất cả đều ghi nhận và đánh giá cao hiệu quả công tác phòng chống, tiêu cực hiện nay ở nước ta do Đảng ta thực hiện dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhiều bài viết đã thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng đối với đồng chí Tổng Bí thư như các sáng tác thơ của các tác giả Việt Hoàng, Vi Thức, Trường Sa….
Có thể nói, chưa bao giờ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại “Trên dưới đồng lòng, dọc ngang thông suốt” trong công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực như hiện nay. Và để có kết quả ấy được nhân rộng ra, thành công hơn nữa thì mỗi cán bộ, đảng viên cần thấm nhuần quan điểm chỉ đạo của Đảng về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cần nghiên cứu kĩ lưỡng tác phẩm của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, coi đây là cẩm nang, là sách gối đầu giường trong việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Bình luận của bạn