6 cách giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn

Giảm đường huyết cao sau ăn sẽ giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát bệnh tốt hơn

Lời khuyên về chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường biến chứng thận

Đái tháo đường: Thực phẩm nên ăn, nên hạn chế để kiểm soát đường huyết

6 biện pháp tự nhiên giúp bạn kiểm soát đái tháo đường type 2

Infographic: 8 triệu chứng cảnh báo đái tháo đường bạn nên chú ý

Theo chuyên gia dinh dưỡng Lauren Harris-Pincus (người Mỹ), một số thực phẩm có thể góp phần làm tăng (hoặc thậm chí là giảm) lượng đường huyết. Điều này là bởi các thực phẩm giàu carbohydrate có cấu tạo không giống nhau. 

Theo đó, một số thực phẩm như các loại đậu, yến mạch… chứa nhiều chất xơ hòa tan và có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Trong khi đó, các thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế như bánh kẹo ngọt, thức ăn nhanh, khoai tây chiên… có thể khiến đường huyết tăng cao sau ăn.

Ngoài việc chú ý lựa chọn các thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày, dưới đây là một số cách giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn người bệnh đái tháo đường có thể tham khảo:

Không nên ngồi hoặc nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn no, nhiều người có xu hướng muốn ngồi hoặc nằm nghỉ ngay, nhưng bạn nên cảnh giác vì thói quen này có thể góp phần gây tăng đường huyết sau ăn. Chưa kể, nằm xuống ngay cũng có thể dẫn tới triệu chứng trào ngược acid dạ dày.

Chuyên gia Lauren Harris-Pincus giải thích: “Ngồi hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn có thể khiến lượng đường huyết trở nên tồi tệ hơn. Nguyên nhân là bởi việc lười vận động khiến cơ bắp không thể đốt cháy hết lượng glucose dư thừa trong máu”. 

Đi dạo sau khi ăn 

Đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp bạn ngăn đường huyết tăng lên quá cao

Đi dạo nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp bạn ngăn đường huyết tăng lên quá cao

Để tránh việc ngồi hoặc nằm, bạn có thể đi dạo đôi chút để thực sự giúp giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn. Việc đi bộ đôi chút còn có thể giúp bạn đốt cháy chút calorie khi các cơ bắp sử dụng lượng glucose dư thừa trong máu làm nhiên liệu.

Việc đi dạo ngoài trời khoảng 10 phút còn có thể giúp thúc đẩy tâm trạng, giảm căng thẳng tốt hơn cho người bệnh đái tháo đường.

Không bỏ bữa sáng

Tất cả các bữa ăn chính (bao gồm cả bữa sáng) và các bữa ăn nhẹ trong ngày đều có thể làm ảnh hưởng tới lượng đường huyết. Tuy nhiên, việc bỏ bữa sáng có thể gây ra các tác động đáng kể tới lượng đường huyết trong suốt thời gian còn lại trong ngày.

Chuyên gia Lauren Harris-Pincus khuyên để giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn, người bệnh đái tháo đường nên có bữa sáng cân bằng với đủ các thực phẩm giàu protein, carbohydrate phức tạp, các chất béo có lợi cho tim.

Việc kết hợp các dưỡng chất trên có thể làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giúp đường huyết sau bữa ăn tăng lên chậm hơn, ít tăng cao đột biến mà tăng ổn định hơn.

Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc mỗi ngày rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Đặc biệt, việc ngủ đủ giấc cũng có thể giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn, bao gồm cả đường huyết sau ăn.

Theo chuyên gia Lauren Harris-Pincus: “Người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 - 9 tiếng/đêm. Việc thường xuyên thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc có thể kích hoạt các hormone căng thẳng, từ đó có thể làm tăng lượng đường trong máu”.

Rối loạn giấc ngủ có thể góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng căng thẳng, stress, từ đó có thể làm gia tăng cảm giác thèm ăn, khiến người bệnh đái tháo đường khó kiểm soát đường huyết hơn.

Bạn nên ăn các bữa ăn giàu năng lượng vào nửa đầu ngày

Bạn nên ăn các bữa ăn giàu calorie vào nửa đầu ngày để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Cơ thể có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn vào ban ngày, tuân theo nhịp sinh học. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, những người ăn sáng và ăn trưa nhiều hơn, ăn tối ít hơn có thể cải thiện đường huyết tốt hơn những người ăn nhiều vào buổi tối.

 

Thêm vào đó, ăn quá nhiều trong buổi tối, ăn quá gần giờ đi ngủ có thể khiến bạn cảm thấy quá no, nặng bụng và khó có thể ngủ ngon.

Ăn nhiều chất xơ để giảm tình trạng đường huyết cao sau ăn

Ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate tinh chế, các thực phẩm nhiều đường (như bánh pizza, mì ống, bánh quy, gạo trắng…) có thể khiến đường huyết sau ăn tăng lên đáng kể hơn. Nguyên nhân là bởi các thực phẩm này không chứa nhiều chất xơ, có thể khiến quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn.

Ăn nhiều chất xơ trong các bữa ăn không chỉ giúp bạn kiểm soát đường huyết sau ăn tốt hơn mà còn giúp cải thiện sức khỏe đường ruột. Theo đó, các thực phẩm giàu chất xơ (như rau củ, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và quả hạch…) có thể giúp thúc đẩy lợi khuẩn đường ruột, giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược

Đây là một phương pháp vừa an toàn, vừa tiện dụng và đặc biệt có tác dụng hỗ trợ rất tốt để kiểm soát đường huyết sau ăn cho người bệnh đái tháo đường. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các dược liệu lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá có tác dụng hỗ trợ kích thích tuyến tụy tăng sản xuất insulin, đồng thời giúp cho insulin hoạt động có hiệu quả hơn để chuyển hóa tốt đường huyết. 

Vi Bùi (Theo Allrecipes)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết