Bữa sáng cho người bệnh đái tháo đường với mỡ máu cao

Có bữa sáng lành mạnh giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường huyết trong ngày

6 biện pháp tự nhiên giúp bạn kiểm soát đái tháo đường type 2

Infographic: 8 triệu chứng cảnh báo đái tháo đường bạn nên chú ý

6 lợi ích của việc đạp xe với người bệnh đái tháo đường

Đường huyết 6,3mmol/L có phải bệnh đái tháo đường không?

Để ổn định đường huyết, kiểm soát mỡ máu tốt hơn, người bệnh đái tháo đường kèm mỡ máu cao nên chú ý thực hiện một số lời khuyên sau trong bữa ăn sáng:

Chọn các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp

Các thực phẩm từ ngũ cốc tinh chế như các loại bánh ngọt, ngũ cốc ăn liền, bún, miến, phở… đều có thể khiến lượng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần phải tránh hoàn toàn các thực phẩm giàu carbohydrate trong bữa sáng.

Thay vào đó, người bệnh đái tháo đường với mỡ máu cao nên chọn các thực phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, các loại bánh làm từ bột mì nguyên cám… Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, carbohydrate phức tạp trong ngũ cốc, các loại đậu và các loại rau củ giàu tinh bột thường chứa nhiều chất xơ. Do đó, các thực phẩm này sẽ cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, từ đó khiến đường huyết tăng lên chậm hơn.

Chọn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường kèm mỡ máu cao nên ăn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường kèm mỡ máu cao nên ăn thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

Trên thực tế, thực trạng người bệnh đái tháo đường mắc kèm mỡ máu cao không phải là hiếm gặp. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mắc bệnh đái tháo đường có xu hướng làm giảm nồng độ cholesterol “tốt” HDL, đồng thời làm tăng nồng độ triglyceride (chất béo trung tính) và cholesterol “xấu” LDL. Đây cũng chính là lý do người bệnh đái tháo đường kèm mỡ máu cao thường có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng tim mạch, đột quỵ.

Ăn các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn (các chất béo có lợi cho tim) như quả bơ, dầu olive, các loại cá béo… có thể giúp làm giảm lượng cholesterol “xấu” LDL.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Carolyn Williams (người Mỹ), đã có nhiều nghiên cứu cho thấy các chất béo lành mạnh có khả năng chống viêm, có thể giúp cải thiện khả năng sử dụng glucose của tế bào.

Do đó, trong bữa ăn sáng, người bệnh đái tháo đường kèm mỡ máu cao có thể thử ăn vài lát bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt với quả bơ để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ cũng là một loại carbohydrate, nhưng chúng không làm tăng đường huyết lên quá cao. Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học New England cho thấy những người ăn nhiều hơn 50gr chất xơ mỗi ngày (nhiều hơn mức trung bình được khuyến nghị là từ 20 - 35gr chất xơ/ngày) có khả năng kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Chất xơ hòa tan (có nhiều trong các thực phẩm như yến mạch, các loại đậu, quả mâm xôi, táo, cam và khoai lang) đặc biệt có lợi với người bệnh đái tháo đường. Có nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp bổ sung các lợi khuẩn đường ruột, giúp giảm chỉ số HbA1c cho người bệnh đái tháo đường.

Chú ý khi bạn có thói quen uống nước trái cây trong bữa sáng

 

Nhiều người có thói quen uống 1 cốc nước trái cây như một phần của bữa ăn sáng, nhưng người bệnh đái tháo đường nên nhớ nước trái cây thường chứa nhiều đường, ít chất xơ hơn so với trái cây tươi.

Do đó, bạn có thể chuyển sang ăn vài miếng trái cây tươi để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Nếu vẫn muốn uống nước trái cây, bạn chỉ nên uống cốc nhỏ, kết hợp với bữa sáng giàu protein và chất béo lành mạnh để khiến đường huyết không tăng lên quá nhanh.

Rắc chút bột quế lên các món ăn sáng

Người bệnh đái tháo đường kèm mỡ máu cao có thể thêm chút bột quế vào cốc cà phê, hoặc rắc lên món yến mạch ăn sáng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quế có thể giúp làm tăng độ nhạy insulin, giúp làm giảm lượng đường huyết. Quế cũng có thể giúp làm giảm mức cholesterol “xấu” LDL trong cơ thể.

Bổ sung giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

5 thảo dược lá xoài, lá neem, quế chi, mướp đắng, hoàng bá khi phối hợp với nhau sẽ là giải pháp hỗ trợ hiệu quả, vừa giúp đường huyết ổn định dễ dàng mà không cần quá kiêng khem, vừa giúp giảm cholesterol (mỡ máu). Người bệnh có thể cân nhắc giải pháp này để sớm đưa đường huyết, mỡ máu về ngưỡng an toàn.

Vi Bùi (Theo Cookinglight)

 

TPBVSK Glutex - Hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết

Việc ổn định đường huyết có vai trò quan trọng trong điều trị đái tháo đường. Thế nhưng, nhiều rào cản trong ăn uống, vận động, dùng thuốc khiến đường huyết khó kiểm soát, đặc biệt là ở người mới mắc bệnh.

TPBVSK Glutex với các thành phần chính từ lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, là giải pháp hỗ trợ chuyển hóa đường huyết và cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Glutex

Tìm hiểu thêm về TPBVSK Glutex TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng