- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Đường huyết tăng cao lâu ngày dẫn tới suy giảm chức năng thận, khiến thận bị suy yếu
Infographic: 8 triệu chứng cảnh báo đái tháo đường bạn nên chú ý
6 lợi ích của việc đạp xe với người bệnh đái tháo đường
Đường huyết 6,3mmol/L có phải bệnh đái tháo đường không?
Tê tay, cứng khớp, tiểu đêm do đái tháo đường phải làm sao?
Dù không thể đảo ngược tổn thương thận, song việc thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh có thể ngăn ngừa, trì hoãn biến chứng thận tiến triển nặng hơn.
Mối quan hệ giữa thực phẩm và biến chứng thận do đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên ăn các loại thực phẩm vừa giúp điều chỉnh lượng đường huyết, vừa giúp hạn chế lượng chất thải, chất lỏng mà thận phải xử lý.
Theo đó, thận có vai trò loại bỏ lượng nước dư thừa cũng như các chất thải khác ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Thận cũng giúp cân bằng lượng kali, các acid và muối trong cơ thể. Tuy nhiên, khi biến chứng thận xảy ra, thận sẽ không thể hoạt động hiệu quả như bình thường.
Do đó, người bệnh nên chủ động thay đổi chế độ ăn uống, ví dụ như hạn chế lượng muối, chất lỏng trong chế độ ăn để không gây ra nhiều áp lực cho thận. Đồng thời, chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường cũng cần đảm bảo tiêu chí không làm đường huyết tăng cao quá mức.
Các thực phẩm người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên hạn chế
Để tốt cho sức khỏe của thận
Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Theo đó, lượng natri dư thừa có thể gây ra tình trạng sưng mắt cá chân, gây tăng huyết áp, khó thở và tích nước quanh các cơ quan khác trong cơ thể.
Theo Viện Quốc gia về Bệnh Đái tháo đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (Mỹ), người bệnh thận không nên ăn quá 2.300mg natri/ngày. Do đó, bạn nên hạn chế dùng nhiều muối để nêm nếm thức ăn, cũng như hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối.
Người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận cũng nên hạn chế lượng protein trong chế độ ăn uống thường ngày. Dù đây là một dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe cơ bắp, sửa chữa các tế bào… nhưng thận sẽ phải làm việc vất vả hơn để loại bỏ các chất thải do chế độ ăn quá nhiều protein. Nếu các chất thải này tích tụ nhiều trong máu, chúng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn và thay đổi khẩu vị.
Nhiều chuyên gia cũng khuyên những người mắc bệnh thận nên hạn chế kali và phospho trong chế độ ăn vì thận sẽ khó có thể lọc được lượng khoáng chất dư thừa này.
Theo đó, nồng độ phospho cao có thể làm giảm nồng độ calci trong xương, khiến xương trở nên yếu hơn. Tình trạng lắng đọng calci cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong ở người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận.
Nồng độ kali cao có thể khiến người bệnh thấy yếu hơn, tê bì, ngứa ran tay chân. Trong một số trường hợp, tình trạng dư thừa kali cũng có thể gây ra rối loạn nhịp tim, đau tim.
Để tốt cho việc kiểm soát bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống cho người bệnh đái tháo đường cần tập trung vào việc kiểm soát đường huyết, kiểm soát trọng lượng cơ thể để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.
Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận vẫn cần hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, đồ ngọt, mật ong… Những thực phẩm này có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến.
Tương tự như vậy, bạn cũng cần kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn uống thường ngày. Tốt hơn hết, hãy chọn các thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen… vì chúng ít có khả năng khiến đường huyết tăng cao đột biến.
Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, do đó, chế độ ăn ít muối, ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng sẽ tốt cho bạn.
Các thực phẩm nên có trong chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cân nặng và sở thích cá nhân mà bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với mình. Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (Mỹ), có một số thực phẩm mà người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận nên thêm vào chế độ ăn uống cân bằng thường ngày:
- Trái cây như các loại quả mọng, nho, cherry, táo và mận.
- Các loại rau củ như súp lơ trắng, hành tây, cà tím và củ cải.
- Các thực phẩm giàu protein như trứng, hải sản, thịt nạc (như thịt gia cầm và cá).
- Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt.
- Các thức uống như nước lọc, trà (không thêm đường).
Do người bệnh đái tháo đường với biến chứng thận sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, nhiều chuyên gia khuyên những đối tượng này nên thực hiện chế độ ăn DASH để giảm huyết áp, giảm cholesterol và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.
Vi Bùi (Theo Medicalnewstoday)
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn