6 dưỡng chất thiết yếu giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách ưu tiên các dưỡng chất thiết yếu hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết

Đái tháo đường ở người cao tuổi: Làm thế nào để kiểm soát bệnh tốt?

Bỏ nhiều muối vào thức ăn làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2

6 lời khuyên giúp kiểm soát đái tháo đường tốt hơn trong mùa Hè

4 cách đơn giản giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Phải làm sao khi bị biến chứng thiếu máu cơ tim do đái tháo đường?

Thói quen ăn uống lành mạnh có tác động đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta, đặc biệt là trong việc kiểm soát lượng đường trong máu. Đây là lý do tại sao điều quan trọng là những người mắc bệnh đái tháo đường cần nhận thức được các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và nạp chúng với lượng phù hợp. 

1. Chất xơ

Theo nghiên cứu, chất xơ có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và làm chậm quá trình cơ thể hấp thụ đường. Có 2 loại chất xơ: Hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong trái cây, các loại đậu (đỗ) và yến mạch, giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách làm chậm tốc độ đường đi vào máu. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan có trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, đậu phộng,...), cải thiện tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no, từ đó hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

Ăn các loại rau quả, thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

Ăn các loại rau quả, thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường

2. Magne

Magne đóng vai trò quan trọng đối với độ nhạy insulin và chuyển hóa đường glucose. Nghiên cứu được công bố bởi Tạp chí Thế giới về Bệnh đái tháo đường (Mỹ) chỉ ra rằng những bệnh nhân mắc đái tháo đường thường có lượng magne thấp. Thiếu magne có thể tăng nguy cơ khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên kém hiệu quả. Các loại rau lá xanh, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều magne và có thể giúp duy trì kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

3. Vitamin D

Ngoài vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch và sức khỏe xương, vitamin D còn có thể đóng vai trò trong chuyển hóa glucose và độ nhạy insulin. Theo một nghiên cứu, lượng vitamin D thấp có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Do đó, để kiểm soát bệnh, bạn nên duy trì đủ lượng vitamin D thông qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ăn các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá béo và trứng.

4. Chromium

Đây là một khoáng chất vi lượng giúp tăng cường hoạt động của insulin và cần thiết để duy trì quá trình chuyển hóa glucose bình thường. Bổ sung cromium đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy insulin và giảm mức đường huyết lúc đói. Đậu xanh, bông cải xanh, lúa mạch, yến mạch và hạnh nhân là nguồn cung cấp cromium dồi dào.

5. Kẽm

Mặc dù theo một nghiên cứu khoa học, kẽm là một khoáng chất vi lượng thiết yếu giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng đồng thời nghiên cứu cũng gợi ý rằng cần có thêm bằng chứng để xác nhận điều này. Tuy nhiên, khi tiêu thụ với lượng vừa phải, kẽm có vai trò nhất định trong việc sản xuất và tiết insulin và kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm thịt, động vật có vỏ, các loại đậu và hạt.

6. Kali

Kali giúp điều chỉnh cân bằng chất lỏng, tín hiệu thần kinh và chuyển động co cơ (hoạt động của cơ bắp khi nhận được những kích thích thần kinh). Nó cũng đóng vai trò kiểm soát huyết áp, điều này rất quan trọng đối với những người mắc bệnh đái tháo đường thường đi kèm nguy cơ tăng huyết áp.

Một nghiên cứu được công bố bởi tạp chí khoa học chuyên ngành về nội tiết học và chuyển hóa (Expert Review of Endocrinology and Metabolism), Mỹ, cho thấy nồng độ kali thấp có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn. Vì vậy nên bổ sung các loại thực phẩm giàu kali bao gồm chuối, cam, khoai tây, cà chua và rau cải bó xôi,...

 
Trang Hương (Theo Healthshots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết