Đái tháo đường ở người cao tuổi: Làm thế nào để kiểm soát bệnh tốt?

Ngày càng nhiều người cao tuổi phải đối mặt với bệnh đái tháo đường type 2

Người bệnh đái tháo đường uống trà câu kỷ tử được không?

Người bệnh đái tháo đường chia sẻ cách giảm tiểu đêm, ngứa da

Đái tháo đường: 5 lời khuyên giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân

HbA1c 11,3%, đường huyết 13,2mmol/L cần làm gì để giảm?

Người cao tuổi thường gặp khó khăn gì khi kiểm soát bệnh đái tháo đường?

Theo bác sĩ Ahmid Dredar từ Tập đoàn Y tế UChicago Medicine (Mỹ), các biến chứng của bệnh đái tháo đường có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những người lớn tuổi. Theo đó, người bệnh đái tháo đường lớn tuổi có nguy cơ cao mắc các biến chứng tim mạch, bệnh thận, biến chứng thần kinh và suy giảm thị lực.

Đây cũng là lý do tại sao người bệnh đái tháo đường, đặc biệt là những người cao tuổi nên đi kiểm tra mắt, thăm khám bàn chân hàng năm để đảm bảo bệnh đái tháo đường không tiến triển nhanh, gây ảnh hưởng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Các triệu chứng bệnh đái tháo đường đặc biệt ở người cao tuổi

 

Nhìn chung, người cao tuổi mắc đái tháo đường có thể hay thấy mệt mỏi, nhanh thấy đói/khát, giảm cân không chủ ý, đi tiểu thường xuyên, mờ mắt, các vết nhiễm trùng hoặc vết cắt trên da lâu lành hơn…

Tuy nhiên, do người cao tuổi thường coi các triệu chứng này chỉ đơn giản là một phần của quá trình lão hóa, họ có thể vô tình bỏ qua chúng, không nhận ra mình mắc bệnh đái tháo đường, hoặc không nhận ra tình trạng bệnh của mình đang tiến triển xấu đi.

Người cao tuổi mắc đái tháo đường nên thay đổi lối sống thế nào để kiểm soát bệnh tốt?

Nhiều người bệnh đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát được lượng đường huyết thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và thói quen tập thể dục đều đặn. Các bài tập đơn giản, phù hợp với người bệnh đái tháo đường cao tuổi bao gồm: Đi bộ, bơi lội, đạp xe, khiêu vũ, tập yoga…

Với chế độ ăn uống thường ngày, người bệnh đái tháo đường nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh sẫm, các loại hạt và quả hạch, các loại đậu, các loại cá béo (như cá hồi), các loại quả mọng và trái cây họ cam quýt.

Bao lâu bạn cần đi khám sức khỏe định kỳ?

Người bệnh đái tháo đường cao tuổi nên chủ động đi khám sức khỏe sau mỗi 3 - 6 tháng. Bạn có thể cần đi khám thường xuyên hơn nếu không kiểm soát đường huyết tốt, hoặc bạn đang gặp phải các tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị.

Trong những lần đi khám sức khỏe, bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ về các loại thuốc, bao gồm cả thuốc tiêm insulin nếu có cần thay đổi hay điều chỉnh liều. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về mục tiêu duy trì lượng đường huyết trong suốt cả ngày, từ đó có kế hoạch tự theo dõi, kiểm soát đường huyết tại nhà. Kiểm soát đường huyết tốt sẽ giúp người bệnh đái tháo đường cao tuổi tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm trên mắt, thận, thần kinh…

Vi Bùi (Theo Uchicagomedicine)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết