Một vài thắc mắc thường gặp về biến chứng võng mạc đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra đồng tử giãn 1 lần/năm để phát hiện biến chứng sớm

Ở đâu bán TPBVSK Hộ Tạng Đường chính hãng cho người bệnh đái tháo đường?

Người bệnh đái tháo đường uống trà câu kỷ tử được không?

Người bệnh đái tháo đường chia sẻ cách giảm tiểu đêm, ngứa da

HbA1c 11,3%, đường huyết 13,2mmol/L cần làm gì để giảm?

Dưới đây là một vài thắc mắc thường gặp về biến chứng võng mạc đái tháo đường:

Có triệu chứng nào cảnh báo biến chứng võng mạc đái tháo đường?

Ở giai đoạn đầu, biến chứng võng mạc đái tháo đường thường không có bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo. Người bệnh chỉ dần dần nhận thấy những thay đổi về thị lực, ví dụ như khó đọc, khó nhìn rõ các vật ở xa… Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể tự xuất hiện rồi lại biến mất. 

Trong các giai đoạn sau, các mạch máu ở võng mạc bắt đầu vỡ ra, gây rò rỉ máu vào thể thủy tinh. Nếu điều này xảy ra, người bệnh đái tháo đường có thể thấy các vết đốm, vệt tối màu trong tầm nhìn. 

Việc điều trị biến chứng võng mạc đái tháo đường sớm là rất quan trọng. Nguyên nhân là bởi nếu không được điều trị, các vết sẹo có thể hình thành ở võng mạc, hoặc tình trạng chảy máu tiếp tục trở nên trầm trọng hơn, ảnh hưởng tới thị lực.

Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể dẫn tới hậu quả gì?

Nếu không được điều trị, kiểm soát tốt, biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể dẫn tới một số vấn đề nghiệm trọng khác như sau:

- Phù hoàng điểm do đái tháo đường: Theo thời gian, cứ khoảng 15 người bệnh đái tháo đường lại có 1 người bị phù hoàng điểm. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu trong võng mạc bị vỡ ra, gây rò rỉ dịch lỏng vào điểm vàng. Điều này có thể khiến tầm nhìn trở nên mờ hơn.

- Tăng nhãn áp tân mạch: Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể khiến các mạch máu mới phát triển vượt ra khỏi võng mạc, ngăn dịch lỏng thoát ra khỏi mắt. Điều này có thể gây tăng nhãn áp, tình trạng có thể gây giảm thị lực, thậm chí mù lòa.

Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể gây suy giảm thị lực, mù lòa

Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể gây suy giảm thị lực, mù lòa

- Bong võng mạc: Biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể gây hình thành sẹo ở phía sau mắt, về lâu dài có thể kéo, gây bong võng mạc khỏi đáy mắt.

Nguyên nhân gây ra biến chứng võng mạc đái tháo đường là gì?

Biến chứng võng mạc đái tháo đường xảy ra do lượng đường huyết tăng cao lâu ngày. Theo thời gian, lượng đường huyết tăng quá cao có thể gây ra những thay đổi với các mạch máu nhỏ tới nuôi võng mạc. Những thay đổi này khiến máu khó lưu thông hơn, dẫn đến mạch máu bị tắc, rò rỉ dịch lỏng hoặc chảy máu.

Để bù lại cho những mạch máu bị tắc nghẽn, cơ thể sẽ tự phát triển các mạch máu mới ở võng mạc. Tuy nhiên, các mạch máu mới này thường yếu hơn, có thể vỡ ra gây rò rỉ dịch lỏng và làm hỏng võng mạc.

Ai có nguy cơ cao mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường?

 

Nhìn chung, nguy cơ mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường sẽ tăng lên khi bạn mắc bệnh trong một khoảng thời gian dài. 

Tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh của mình bằng cách kiểm soát đái tháo đường tốt hơn.

Làm sao phòng ngừa biến chứng võng mạc đái tháo đường?

Kiểm soát đái tháo đường là cách tốt nhất để giảm nguy cơ biến chứng. Cụ thể, bạn cần duy trì đường huyết trong ngưỡng ổn định bằng cách có chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, cũng như tuân thủ việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, bị tăng huyết áp, mỡ máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc biến chứng võng mạc đái tháo đường. Do đó, bạn nên chú ý kiểm soát huyết áp, mỡ máu tốt để phòng ngừa nguy cơ biến chứng.

Điều trị biến chứng võng mạc đái tháo đường như thế nào?

Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể chưa cần điều trị, chỉ cần đi khám mắt thường xuyên ít nhất 1 năm/lần, tốt nhất là từ 2 - 4 tháng/lần.

Trong giai đoạn muộn hơn, khi các triệu chứng thay đổi về thị lực bắt đầu diễn ra, bạn sẽ cần điều trị để ngăn thị lực trở nên tệ hơn. Các phương pháp điều trị biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể bao gồm:

- Tiêm thuốc ức chế tăng sinh tân mạch (anti-VEGF) để làm chậm biến chứng. Một số thuốc khác (như corticosteroid) cũng có thể có ích.

- Điều trị bằng laser để giảm sưng, làm cho các mạch máu co lại và ngừng rò rỉ dịch lỏng.

- Phẫu thuật mắt. Nếu võng mạc chảy máu nhiều hoặc có nhiều vết sẹo ở mắt, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt dịch kính.

Vi Bùi (Theo Nei.nih.gov)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết