Bạn cần biết gì về biến chứng đái tháo đường ở mắt?

Biến chứng mắt do đái tháo đường có thể dẫn tới mất thị lực nếu không được kiểm soát

Biến chứng đái tháo đường: Điều gì xảy ra khi bạn không kiểm soát bệnh?

Người bệnh đái tháo đường bị rối loạn giấc ngủ nguy hiểm thế nào?

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thịt gì để ổn định đường huyết?

Người bệnh đái tháo đường bị đau nhức xương khớp nên uống gì?

Các biến chứng đái tháo đường ở mắt thường gặp

Bệnh võng mạc đái tháo đường

Biến chứng này xảy ra khi các mạch máu ở võng mạc bị sưng lên, vỡ ra gây chảy máu. Lượng đường huyết thường xuyên ở mức cao là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Võng mạc có nhiệm vụ truyền tín hiệu tới não. Do đó, khi võng mạc bị tổn thương, não bộ sẽ gặp rắc rối trong việc xử lý hình ảnh. Điều này khiến người bệnh đái tháo đường gặp phải các triệu chứng bệnh võng mạc đái tháo đường như:

- Nhìn mờ.

- Khó nhìn khi trời tối, hoặc trong điều kiện ánh sáng mờ.

- Suy giảm chất lượng hình ảnh.

- Có những điểm tối, khoảng trống trong tầm nhìn.

- Mất thị lực ngoại biên, ngoại vi.

- Hiện tượng “ruồi bay” trước mắt.

Nếu không được điều trị, biến chứng võng mạc đái tháo đường có thể dẫn tới mất thị lực vĩnh viễn.

Phù hoàng điểm

Phù hoàng điểm cũng là một biến chứng mắt do đái tháo đường thường gặp

Phù hoàng điểm cũng là một biến chứng mắt do đái tháo đường thường gặp

Biến chứng phù hoàng điểm ở người bệnh đái tháo đường là tình trạng điểm vàng (hoàng điểm) ở mắt bị sưng lên. Theo đó, hoàng điểm là nơi chịu trách nhiệm gửi các hình ảnh với độ phân giải tốt nhất đến não. Hoàng điểm nằm gần trung tâm của võng mạc và là bộ phận rất quan trọng để có tầm nhìn sắc nét.

Ở người bệnh đái tháo đường, các mạch máu trong võng mạc có thể phát triển thiếu kiểm soát, thậm chí vỡ ra và gây rò rỉ dịch lỏng vào hoàng điểm. Điều này có thể khiến hoàng điểm bị sưng lên, khiến cho tầm nhìn của bạn bị mờ, méo mó.

Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh tăng nhãn áp xảy ra khi có tổn thương dây thần kinh thị giác (dây thần kinh kết nối võng mạc với não). Điều này thường là do áp lực cao bên trong mắt. Khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương, bạn sẽ bị suy giảm thị lực. Nếu tổn thương quá nghiêm trọng, bạn có thể bị mất thị lực vĩnh viễn.

Theo đó, ở người bệnh đái tháo đường, tình trạng đường huyết tăng cao trong một khoảng thời gian dài đôi khi có thể gây ra tổn thương cho các mạch máu trong võng mạc. Lúc này, cơ thể có thể tạo ra các mạch máu mới phát triển trên mống mắt. Điều này khiến áp lực trong mắt tăng lên, dẫn tới biến chứng tăng nhãn áp khó kiểm soát.

Đục thủy tinh thể

 

Thể thủy tinh trong mắt thường phát triển tự nhiên theo thời gian. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường, tình trạng đục thủy tinh thể có thể diễn ra sớm hơn do không kiểm soát tốt lượng đường huyết.

Nhìn chung, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể cao gấp đôi so với người không mắc bệnh.

Có cách nào “đảo ngược” biến chứng mắt do đái tháo đường không?

Không thể đảo ngược hoàn toàn bệnh võng mạc, phù hoàng điểm và bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị có thể giúp các biến chứng này không trở nên tồi tệ hơn. Điều này có thể bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật. Ví dụ, phẫu thuật đục thủy tinh thể có thể giúp phục hồi thị lực cho người bệnh. 

Làm sao điều trị biến chứng mắt do đái tháo đường?

Các phương pháp điều trị biến chứng võng mạc đái tháo đường, phù hoàng điểm và bệnh tăng nhãn áp có thể bao gồm việc dùng thuốc và phẫu thuật.

- Thuốc tiêm: Các loại thuốc tiêm như Avastin, Eylea hoặc Lucentis có thể được dùng cho người bệnh phù hoàng điểm, tăng nhãn áp do đái tháo đường. Theo đó, các loại thuốc này giúp mắt không tạo ra các mạch máu mới có thể gây rò rỉ dịch lỏng vào hoàng điểm.

Một số loại thuốc tiêm khác bao gồm steroid và thuốc chống viêm có thể giúp giảm và kiểm soát tình trạng sưng.

- Quang đông: Đây là một loại phẫu thuật laser giúp điều trị các vấn đề về võng mạc và phù hoàng điểm. Theo đó, thủ thuật này giúp “bịt kín” các mạch máu quanh võng mạc có nhiều khả năng bị rò rỉ dịch lỏng.

- Phẫu thuật loại bỏ dịch thủy tinh: Nếu các mạch máu trong võng mạc bị rò rỉ nhiều dịch lỏng, các bác sĩ có thể đề nghị thực hiện thủ thuật này để loại bỏ chúng, cũng như các mô sẹo nào khác (nếu có) trên võng mạc.

Làm sao bảo vệ đôi mắt khi bị đái tháo đường?

Để bảo vệ thị lực của mình, người bệnh đái tháo đường nên kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, đồng thời đi khám mắt và khám đái tháo đường thường xuyên.

Bên cạnh đó, việc sử dụng một số thảo dược tốt cho mắt và ổn định đường huyết cũng là một giải pháp đáng lưu tâm. Ví dụ như câu kỷ tử giúp hỗ trợ giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và bảo vệ võng mạc cho người bệnh đái tháo đường, kết hợp với các thảo dược khác như nhàu, hoài sơn, mạch môn hỗ trợ đường huyết ổn định, giảm nguy cơ đường huyết cao gây tổn thương lên mắt.

Vi Bùi (Theo Goodrx)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

ho-tang-duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết