Phải làm sao để kiểm soát tình trạng đường huyết đột ngột thay đổi?

Sự thay đổi đường huyết đột ngột có thể dẫn tới cả biến chứng đái tháo đường ngắn hạn và dài hạn

Người bệnh đái tháo đường bị rối loạn giấc ngủ nguy hiểm thế nào?

Người bệnh đái tháo đường nên ăn thịt gì để ổn định đường huyết?

Người bệnh đái tháo đường bị đau nhức xương khớp nên uống gì?

Quả nhàu và các lợi ích cho người bệnh đái tháo đường

Đường huyết đột ngột thay đổi ảnh hưởng gì tới sức khỏe của người bệnh đái tháo đường?

Trên thực tế, lượng đường huyết có thể dao động trong suốt cả ngày, do ảnh hưởng bởi các yếu tố như lượng thức ăn bạn ăn vào, mức độ hoạt động thể chất, căng thẳng hay do tác động của thuốc. Nếu lượng đường huyết tăng lên quá cao trong một khoảng thời gian dài, người bệnh đái tháo đường có thể tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Điều nguy hiểm là việc thay đổi đường huyết đột ngột cũng có thể dẫn tới các biến chứng, cả ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, đường huyết hạ xuống quá thấp (hạ đường huyết) có thể gây ra các tình trạng như chóng mặt, nhầm lẫn, thậm chí bất tỉnh. Trong khi đó, đường huyết tăng lên quá cao lại có thể dẫn tới các tình trạng mất nước, mệt mỏi, gây ra tổn thương lâu dài với các mạch máu và dây thần kinh.

Các yếu tố góp phần khiến đường huyết đột ngột thay đổi

Thời gian ăn và các thực phẩm bạn ăn

Với người bệnh đái tháo đường, loại thực phẩm bạn ăn, lượng thực phẩm cũng như thời điểm các bữa ăn đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Ví dụ, bữa ăn quá nhiều thực phẩm giàu carbohydrate, hoặc việc bạn ăn quá thường xuyên có thể khiến đường huyết tăng cao nhanh chóng.

Mức độ hoạt động thể chất

Việc tập thể dục, vận động thường xuyên có tác động sâu sắc đến lượng đường huyết. Nguyên nhân là bởi những hoạt động này giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá nhiều hoặc quá ít đều có thể khiến đường huyết dao động bất thường. Ví dụ, việc tập thể dục cường độ cao có thể khiến đường huyết tăng cao tạm thời. Trong khi đó, lười vận động lại dẫn tới tình trạng kháng insulin, khiến đường huyết thường xuyên ở mức cao.

Thuốc

Một số loại thuốc điều trị đái tháo đường như thuốc tiêm insulin, thuốc hạ đường huyết dạng uống đòi hỏi người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ thời gian dùng và liều thuốc để có thể duy trì lượng đường huyết ổn định. Bất kỳ sai lệch nào so với chỉ dẫn của bác sĩ đều có thể dẫn tới tình trạng biến động đường huyết. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh khác (ví dụ như corticosteroid) cũng có thể ảnh hưởng tới việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Căng thẳng và một số tình trạng bệnh khác

Căng thẳng cả về thể chất và tinh thần đều có thể dẫn tới việc giải phóng một số hormone trong cơ thể, từ đó khiến đường huyết tăng cao đột biến. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe như nhiễm trùng cũng có thể kích thích cơ thể sản sinh hormone căng thẳng, từ đó khiến đường huyết tăng cao.

Rối loạn giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không sâu giấc… có thể ảnh hưởng xấu tới độ nhạy insulin, từ đó khiến đường huyết thay đổi thất thường, khó kiểm soát hơn.

Các chiến lược để quản lý tình trạng biến động đường huyết

Theo dõi đường huyết thường xuyên

 

Điều này sẽ giúp người bệnh đái tháo đường xác định được xu hướng biến động đường huyết, từ đó có những điều chỉnh kịp thời trong chế độ ăn uống, tập thể dục, cũng như trao đổi với bác sĩ nếu cần sự thay đổi trong đơn thuốc.

Duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh đái tháo đường nên có chế độ ăn uống cân bằng, giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt hơn. Cụ thể, bạn nên kết hợp các thực phẩm giàu chất xơ với các thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) thấp để kiểm soát đường huyết ổn định hơn.

Thường xuyên hoạt động thể chất

Tập thể dục đều đặn, vừa sức, ví dụ như đi bộ hoặc tập yoga có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.

Kiểm soát căng thẳng và chú ý tới chất lượng giấc ngủ

Kiểm soát căng thẳng bằng cách thực hành chánh niệm, hít thở sâu, ngồi thiền… có thể giúp giảm các tác động tiêu cực của tình trạng căng thẳng mạn tính tới lượng đường huyết. Người bệnh đái tháo đường cũng nên đảm bảo ngủ đủ giấc, duy trì thói quen thức-ngủ đúng giờ để kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Đi khám sức khỏe thường xuyên

Người bệnh đái tháo đường nên đi khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết, tầm soát các biến chứng, quan trọng nhất là đảm bảo rằng liều và thời điểm dùng thuốc vẫn phù hợp với nhu cầu cá nhân của bạn.

Vi Bùi (Indianexpress)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết