Bệnh đái tháo đường type 1 được chẩn đoán như thế nào?
Đái tháo đường giết chết 150 người Việt mỗi ngày!
Nên đo chỉ số đường huyết trước hay sau khi ăn?
Kiểm soát đái tháo đường bằng insulin: Làm sao mới tốt?
Đường huyết tăng cao khi thức dậy có nguy hiểm không?
Thông thường, bệnh đái tháo đường type 1 được phát hiện thông qua các xét nghiệm máu, bao gồm xét nghiệm Hemoglobin A1C và xét nghiệm glucose máu. Người bệnh cũng cần cung cấp bệnh sử và khám thực thể.
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1
Bệnh đái tháo đường type 1 và type 2 mặc dù có cơ chế khác nhau nhưng lại có đặc điểm cận lâm sàng tương đối giống nhau, vì thế, xét nghiệm máu không thể phân biệt được hai loại bênh này. Để chẩn đoán chính xác loại bệnh đái tháo đường, bác sỹ có thể chỉ định xét nghiệm sinh hóa C-peptide trong máu hoặc xét nghiệm kháng thể (autoantibodies test). Tự kháng thể được tạo ra khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động không đúng cách, chẳng hạn những người mắc bệnh đái tháo đường type 1 sản xuất ra các tự kháng thể ZnT8Ab. Trong khi đó, bệnh nhân đái tháo đường type 2 hoặc type 3 (đái tháo đường thai kỳ) không có đặc điểm này.
Các xét nghiệm kiểm tra sức khỏe
Khi đã mắc đái tháo đường type 1, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe 3 – 6 tháng một lần. Trong mỗi lần khám, bác sỹ có thể:
- Kiểm tra đường huyết và so sánh với lần kiểm tra sức khỏe trước đó, đồng thời kiểm tra đường huyết mục tiêu.
- Kiểm tra huyết áp nhằm phát hiện tăng huyết áp để điều trị nếu cần thiết. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương thần kinh và các mạch máu, dẫn tới bệnh tim và đột quỵ.
- Kiểm tra bàn chân để phát hiện các bất thường có thể là biến chứng của bệnh đái tháo đường type 1, đặc biệt là những người đã mắc bệnh lâu năm. Đường huyết cao gây tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân, khiến bạn bị mất cảm giác và không biết là mình bị chấn thương hoặc các vết loét. Người bệnh nên khám bàn chân ở bệnh viện ít nhất một lần mỗi năm.
- Xét nghiệm hemoglobin A1C để đánh giá đường huyết của bạn theo thời gian.
Bệnh đái tháo đường type 1 thường gặp ở trẻ em
Phát hiện biến chứng đái tháo đường type 1
Các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 1 thường xuất hiện sau 3 – 5 năm. Để phát hiện các biến chứng này, người bệnh cần làm các xét nghiệm, chẩn đoán sau:
- Khám mắt tổng thể: Lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho đôi mắt và gây biến chứng võng mạc đái tháo đường. Kể cả khi không có dấu hiệu nào của biến chứng này, người bệnh vẫn nên đi khám mắt 2 năm/lần.
- Kiểm tra chân để phát hiện biến chứng thần kinh đái tháo đường. Bác sỹ sẽ quan sát kỹ bàn chân để phát hiện các vết loét và vết chai sần mỗi lần khám bệnh. Nếu có một hoặc nhiều vấn đề ở bàn chân, bạn cần khám chân ít nhất 2 lần mỗi năm. Trẻ em bị mắc bệnh đái tháo đường type 1 có thể không phải đi khám chân thường xuyên cho tới tuổi dậy thì.
- Xét nghiệm cholesterol và triglyceride: Xét nghiệm này cho thấy mức cholesterol có hại (LDL cholesterol) trong máu để điều chỉnh kế hoạch điều trị bệnh đái tháo đường type 1 theo hướng cholesterol cao. Đối với người trưởng thành mắc đái tháo đường và không bị cholesterol cao thì chỉ cần làm xét nghiệm này 2 năm một lần. Đối với trẻ em mắc đái tháo đường và không bị cholesterol cao, chỉ cần làm xét nghiệm này một lần mỗi năm.
- Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra protein (đạm) trong nước tiểu. Đạm trong nước tiểu là một trong những triệu chứng của bệnh thận đái tháo đường.
- Xét nghiệm creatinine máu và mức lọc cầu thận để phát hiện bệnh thận đái tháo đường.
- Xét nghiệm chức năng gan phát hiện các tổn thương ở gan do bệnh đái tháo đường.
- Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp để phát hiện các vấn đề của tuyến giáp (phổ biến ở những người mắc bệnh đái tháo đường). Nếu tuyến giáp bình thường, người bệnh có thể xét nghiệm lại mỗi 1 – 2 năm một lần.
- Khám nha khoa: Người bệnh đái tháo đường nên “ghé thăm” nha sỹ 2 lần mỗi năm để làm sạch răng miệng và phát hiện các bệnh về nướu.
- Khám mắt khi mang thai: phụ nữ bị đái tháo đường type 1 có nguy cơ cao bị biến chứng võng mạc đái tháo đường sau khi mang thai. Vì thế, bà bầu nên đi khám mắt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, theo dõi chặt chẽ trong thời gian mang thai và 1 năm sau khi sinh.
Kim Chi H+ (Theo WebMD)
Giấy XNQC số 441/2014/XNQC-ATTP
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn