Khi nào bệnh nhân đái tháo đường được chẩn đoán là type 1?

Đái tháo đường type 1 thuộc dạng bệnh tự miễn dịch

Bạn biết gì về đái tháo đường type 2?

Đái tháo đường và các dấu hiệu nhận biết sớm

7 điều cần biết về biến chứng thần kinh đái tháo đường

Tại sao bệnh nhân đái tháo đường nên uống trà xanh?

Nguyên nhân gây đái tháo đường type 1

Insulin là một hormone giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách cho phép đường từ máu vào trong tế bào. Khi không có insulin, lượng đường trong máu, gọi là glucose thu được từ thức ăn sẽ tích tụ và làm lượng đường vượt mức bình thường.

Đái tháo đường type 1 thuộc dạng bệnh tự miễn dịch. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào beta của tuyến tụy, là những tế bào tạo ra insulin. Điều này khiến những người bị bệnh đái tháo đường type 1 không thể tạo ra đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Ai có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường type 1?

Yếu tố nguy cơ cho bệnh đái tháo đường type 1 hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố đã được xác định là:

- Yếu tố di truyền: Nếu bạn có một thành viên trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ phát triển đái tháo đường sẽ tăng lên.

- Một số gene đã được dự kiến ​​có liên quan đến bệnh lý nhưng chúng thường “ngủ yên” và các nhà nghiên cứu tin rằng phải có một cơ chế nào đó mới có thể kích hoạt sự phát triển của bệnh đái tháo đường type 1.

- Đái tháo đường type 1 hay gặp ở những những người trẻ tuổi. Theo số liệu thống kê, độ tuổi phổ biến nhất được chẩn đoán là từ 11 - 14 tuổi. Rất hiếm khi được chẩn đoán sau tuổi 40.

- Một số nghiên cứu cho thấy, thời tiết giá lạnh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1, do đó, những người hay sống ở vùng có khí hậu lạnh có thể có nguy cơ cao hơn.

- Ngoài ra, những người sở hữu một số kháng thể nhất định cũng có thể có nguy cơ cao phát triển bệnh đái tháo đường type 1. Những kháng thể này được tạo ra bởi sự đáp ứng của cơ thể với một loại virus nào đó.

Đái tháo đường type 1 hay gặp ở trẻ em

Triệu chứng và chẩn đoán đái tháo đường type 1 

So với đái tháo đường type 2, đái tháo đường type 1 thường xuất hiện các triệu chứng sớm hơn. Nó bao gồm: Thường xuyên đói, khát nước, nhìn kém, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, sút cân, tê hoặc mất cảm giác ở bàn chân…

Xét nghiệm máu lúc đói sẽ được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Chỉ số đường huyết dưới 100 mg/dL được coi là bình thường. Dao động từ 100 mg/dL - 125 mg/dL là tiền đái tháo đường và bệnh nhân sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường nếu chỉ số cao hơn 126 mg/dL.

Phương pháp điều trị

Với đái tháo đường type 1, cơ thể không còn khả năng để sản xuất insulin nên bệnh nhân cần bổ sung insulin, quản lý chế độ ăn uống và tập thể dục.

Insulin: Bệnh nhân đái tháo đường type 1 phải tiêm insulin hàng ngày. Ngoài phương pháp tiêm truyền thống, bệnh nhân có thể sử dụng máy bơm insulin. Nhu cầu về insulin sẽ khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Do vậy, những người bị bệnh đái tháo đường type 1 cần đo lượng đường trong máu thường xuyên để tìm ra liều lượng chuẩn insulin mà cơ thể cần.

Chế độ ăn uống và tập thể dục: Với đái tháo đường type 1, bệnh nhân chỉ nên các bữa ăn với đồ ăn nhẹ để kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn uống chung cần được thiết lập và tư vấn bởi các bác sỹ. Thường xuyên kiểm tra lượng đường huyết trước và sau một bữa ăn để có thể tự thiết lập chế độ ăn uống yêu thích mà không làm tăng cao lượng đường trong máu. Đặc biệt, tập thể dục 30 phút mỗi ngày cũng là khuyến cáo chung của các chuyên gia để giữ cho mức đường huyết được ổn định hơn.

Chăm sóc bàn chân: Đái tháo đường type 1 có thể làm hỏng các dây thần kinh, đặc biệt là ở bàn chân. Vết cắt nhỏ có thể nhanh chóng biến thành vết loét nặng và nhiễm trùng. Vì vậy, điều trị bệnh đái tháo đường nên bao gồm kiểm tra bàn chân thường xuyên.

Thực phẩm chức năng: Về căn bản, quản lý tốt bệnh đái tháo đường chính là làm thế nào đó để giữ lượng đường trong máu luôn trong phạm vi an toàn. Bệnh nhân đái tháo đường có thể tham khảo sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần chiết xuất thảo dược giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường và phòng ngừa biến chứng do bệnh gây ra.

M. Hiếu H+ (Theo Healthline)

Sản phẩm TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra.

Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết