Liệu pháp miễn dịch làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Người bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?
Dấu hiệu cảnh báo nam giới nên tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi và những thông tin hữu ích dành cho bạn!
Các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay
Liệu pháp miễn dịch là một loại trị liệu sinh học giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại ung thư. Phương pháp điều trị là sử dụng các tế bào được tạo ra từ các sinh vật sống để cải thiện hoặc khôi phục chức năng hệ miễn dịch. Đây cũng là một lựa chọn điều trị cho nhiều bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.
Các tế bào ung thư có khả năng “lẩn trốn” được sự phát hiện và kiểm soát của những tế bào miễn dịch trong cơ thể vì thế chúng không bị phát hiện và hệ miễn dịch không tiêu diệt được. Liệu pháp miễn dịch chống lại cơ chế này của khối u bằng cách "đánh dấu" tế bào ung thư, kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và tấn công các tế bào ung thư. Từ đó, làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển, ngăn tế bào ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể. Liệu pháp này đang giúp kéo dài sự sống cho các bệnh nhân ung thư phổi.
Tuy nhiên, phương pháp này không phải hiệu quả với tất cả mọi người. Nếu bạn hoặc người thân được lên kế hoạch điều trị ung thư phổi bằng liệu pháp miễn dịch, bạn cần biết những dấu hiệu cảnh báo khi không đáp ứng phương pháp điều trị và phải làm gì nếu chúng xảy ra.
Các loại thuốc trị liệu miễn dịch được Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận sử dụng cho bệnh ung thư phổi đó là: atezolizumab (Tecentriq), cemiplimab (Libtayo), durvalumab (Imfinzi), nivolumab (Opdivo) và pembrolizumab (Keytruda).
Không thể khẳng định liệu pháp miễn dịch sẽ hiệu quả như thế nào đối với bệnh nhân ung thư phổi, cũng không thể xét nghiệm máu hoặc có phương pháp nào khác để dự đoán liệu phương pháp này có làm thu nhỏ khối u hay không. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy bạn không đáp ứng liệu pháp miễn dịch như ho, đau đớn, khó thở…
Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư phổi đang trở nặng hơn hoặc đây cũng là tác dụng phụ của việc điều trị và bạn cần phải liên hệ với bác sỹ để được thăm khám kịp thời. Nếu xảy ra phản ứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và bác sỹ sẽ yêu cầu bạn ngừng điều trị.
Bác sỹ sẽ yêu cầu chụp CT để theo dõi khối u và đảm bảo rằng phương pháp điều trị đang hoạt động hiệu quả. Bệnh ung thư phổi có thể trở nặng hơn trong lần chụp CT đầu tiên sau khi bạn bắt đầu liệu pháp miễn dịch. Nhưng đây có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh tốt hơn.
Liệu pháp miễn dịch giải phóng và kích thích tế bào T chống lại tế bào ung thư. Sự “tấn công” của các tế bào miễn dịch có thể khiến khối u sưng lên và to hơn. Điều này lý giải vì sao khi điều trị bằng liệu pháp miễn dịch kết quả chụp CT có thể cho thấy ung thư phổi tiến triển nặng hơn.
Các bác sỹ sẽ xem xét kết quả chụp CT và thảo luận về các triệu chứng của bạn. Họ sẽ quyết định liệu phương pháp điều trị bằng liệu pháp miễn dịch có thực sự hiệu quả với bạn hay không.
Nếu kết quả chụp CT cho thấy một khối u lớn hơn nhưng không có các tế bào ung thư mới, các bác sỹ thường khuyến cáo bạn đợi thêm 2-3 chu kỳ điều trị (khoảng 2 tháng) sau đó chụp lại một lần nữa.
Nếu kết quả chụp CT cho thấy khối u lớn hơn và tế bào ung thư lan rộng, có khả năng bạn không đáp ứng liệu pháp miễn dịch. Bác sỹ sẽ khuyên bạn nên dừng điều trị bằng phương pháp này và lựa chọn cách điều trị khác như hóa trị, dùng thuốc, xạ trị…
Bình luận của bạn