Dấu hiệu cảnh báo bạn ăn quá nhiều muối

Sưng phù chân là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa muối

Ăn nhiều muối có thể gây hại cho chuyện "phòng the"?

Ăn nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ suy tim gấp 2 lần

Ăn nhiều muối cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Nhiều người thường nghĩ rằng, phần lớn lượng muối nạp vào cơ thể đến từ lọ muối đặt trong tủ bếp. Tuy nhiên, theo Express có rất nhiều thực phẩm khác mua tại các cửa hàng tạp hóa như bánh mì, bánh quy, nước sốt, gia vị... cũng chứa lượng muối cao. Lượng muối ẩn này chiếm 3/4 lượng muối mà người dân nạp vào.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn nhiều muối

Tay sưng tấy

Muối khiến cơ thể giữ nước, lượng chất lỏng dư thừa tồn tại ở các mô dẫn đến sưng tấy. Do đó, ngón tay của bạn sẽ bị sưng phù.

Khi ăn nhiều loại thực phẩm phổ biến như bánh mì, nước sốt, gia vị... có thể bạn sẽ giữ lại lượng natri dư thừa và tăng lượng chất lỏng bên trong tế bào.

Theo chuyên gia dinh dưỡng người Anh Pippa Hill, sưng tấy tay thường không xảy ra ngay lập tức nhưng nó có thể xuất hiện trong 24h tiếp theo sau khi ăn đồ mặn. Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Chân sưng phù

Ngoài bàn tay tình trạng sưng tấy (hay còn gọi là phù nề) cũng có thể xảy ra ở mắt cá chân hoặc bàn chân của bạn. Phù nề trở nên rõ ràng hơn ở những khu vực này khi ngồi quá lâu hoặc đi bộ nhiều.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Neurology and Urodynamics, cho thấy mối liên hệ giữa lượng muối ăn nhiều hàng ngày với chứng phù chân.

Khi xem xét dữ liệu từ 52 bệnh nhân nhập viện vì nghi ngờ phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc ung thư tuyến tiền liệt, các nhà nghiên cứu đã theo dõi những bệnh nhân thường xuyên đi vệ sinh vào ban đêm - là một trong những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Kết quả cho thấy lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng tình trạng tiểu đêm. Hơn nữa, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những người tham gia cũng bị sưng ở chân.

Làm thế nào để giảm lượng muối?

Blood Pressure UK (tổ chức từ thiện Anh hoạt động để giảm huyết áp của người dân) khuyên bạn nên kiểm tra thông tin dinh dưỡng trên các nhãn thực phẩm để xem chúng có hàm lượng muối thấp, trung bình hay cao. Sau đó, bạn có thể so sánh thực phẩm đang dùng với các sản phẩm khác để tìm ra lựa chọn lành mạnh nhất.

Để phân biệt hàm lượng muối trong thực phẩm, bạn có thể tham khảo:

- Thấp: 0,3gr muối hoặc ít hơn 100gr thực phẩm

- Trung bình: 0,3-1,5gr muối trên 100gr thực phẩm (những loại này thường ăn được)

- Cao: 1,5gr muối trở lên trên 100gr thực phẩm (cố gắng tránh những thứ này hoặc chỉ thỉnh thoảng ăn chúng).

Nhiều sản phẩm thực phẩm còn có nhãn màu ở mặt trước bao bì, với màu đỏ là hàm lượng muối cao, màu hổ phách là hàm lượng muối trung bình và màu xanh lá cây là hàm lượng muối thấp.

 
Lê Tuyết (Theo Express.co.uk)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp